Học tập đạo đức HCM

Cùng nông dân... nuôi bò

Thứ bảy - 15/12/2012 07:36
Từ chỗ gần như không có nền kinh tế nông nghiệp bò sữa, đến nay, Bình Dương và các vùng lận cận Củ Chi, Long An, Thủ Đức, Sóc Trăng đã có hơn 3.100 hộ nông dân nuôi bò tham gia chương trình phát triển ngành Sữa của Cô Gái Hà Lan.
 
Là đơn vị đi tiên phong “tạo lập giá trị chung cùng cộng đồng” tại Việt Nam với chương trình Phát triển ngành Sữa, Cty FrieslandCampina Việt Nam (Cô Gái Hà Lan) khẳng định sẽ tiếp tục hướng đến việc đưa chất lượng và vệ sinh nguồn sữa tươi của nông dân Việt Nam lên hàng đầu khu vực Đông Nam Á, giúp nông dân nuôi bò sữa Việt Nam phát triển bền vững.

Tạo lập giá trị chung hay tạo lập giá trị chia sẻ cho cộng đồng không có nghĩa là chia sẻ sự giàu có của doanh nghiệp, tổ chức cho người dân nghèo (mang tính từ thiện) và cũng không phải là sự cân bằng lợi ích giữa các bên liên quan, mà đó là sự trợ giúp mang tính phát triển bền vững và sự chia sẻ, cộng đồng trách nhiệm, thúc đẩy chính cộng đồng đó tự vươn lên bằng nội lực của bản thân. GS Mark Kramer (Đại học Harvard - cha đẻ của thuyết “Tạo lập giá trị chung”) từng đánh giá: “Tại Việt Nam, Cô Gái Hà Lan là một điển hình xuất sắc, là hình mẫu của việc tạo lập giá trị chung cùng cộng đồng”.

Chuyên gia Hà Lan hướng dẫn nông dân Việt Nam.

Tại Việt Nam, Cô Gái Hà Lan đã đầu tư trên 15 triệu USD cho chương trình hỗ trợ nông dân Việt Nam phát triển chăn nuôi bò sữa một cách bền vững, thông qua thành lập đội khuyến nông gồm 70 chuyên viên được đào tạo bài bản, hướng dẫn và giúp nông dân nâng cao kỹ thuật chăn nuôi, thiết lập một hệ thống thu mua toàn diện, ký hợp đồng thu mua sữa trực tiếp với nông dân. Sau 16 năm thực hiện theo thuyết “Tạo lập giá trị chung”, chương trình đã giúp hơn 3.100 hộ nông dân, hơn 100.000 hộ bán lẻ, trực tiếp và gián tiếp, tạo ra hơn 15.000 việc làm cho người lao động sống ổn định với nghề, phát triển chăn nuôi bò sữa bền vững, đồng thời tạo ra nguồn cung nguyên liệu đều đặn và chất lượng cao cho Cty. Cô Gái Hà Lan hiện đang có một nguồn nguyên liệu sữa hơn 60 ngàn tấn/năm.

Từ chỗ gần như không có nền kinh tế nông nghiệp bò sữa, đến nay, Bình Dương và các vùng lận cận Củ Chi, Long An, Thủ Đức, Sóc Trăng đã có hơn 3.100 hộ nông dân nuôi bò tham gia chương trình phát triển ngành Sữa của Cô Gái Hà Lan. Đàn bò cung cấp sữa cho Cô Gái Hà Lan đã tăng liên tục từ 18.000 con (năm 2005) lên đến 27.950 con (năm 2011). Nhờ đó, đời sống của người nông dân được cải thiện, góp phần đổi mới bộ mặt nông thôn, và góp phần làm cho ngành chăn nuôi bò sữa Việt Nam trở nên bền vững hơn.

Ông Lưu Văn Tân, phụ trách chương trình cho biết: Sau hơn 16 năm thực hiện chương trình Phát triển ngành Sữa của Cô Gái Hà Lan, chất lượng và vệ sinh nguồn sữa tươi của nông dân trong chuỗi cung ứng của Cô Gái Hà Lan tại Việt Nam hiện đã vươn lên hàng đầu khu vực Đông Nam Á. Chỉ tiêu Tổng tạp trùng trong sữa tươi nguyên liệu hiện đã đạt được mức dưới 300,000 cfu/ml. Việc áp dụng mô hình “Thực hành chăn nuôi bò sữa tốt” theo khuyến cáo của FAO (Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc), cùng Hệ thống kiểm soát và đảm bảo chất lượng sữa tươi được thiết lập dựa trên nền tảng ISO 22000, với những công cụ kiểm soát chặt chẽ, xuyên suốt trong chuỗi thu mua sữa (từ trang trại đến nhà máy) đã giúp nông dân ngày càng nâng cao khả năng tự kiểm soát và sản xuất ra sữa tươi an toàn, chất lượng cao. 


Ánh Tuyết
Theo phapluatxahoi.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập236
  • Máy chủ tìm kiếm9
  • Khách viếng thăm227
  • Hôm nay32,450
  • Tháng hiện tại1,183,780
  • Tổng lượt truy cập88,538,850
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây