Học tập đạo đức HCM

Ninh Thuận: Trồng rau an toàn, giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu

Thứ hai - 17/12/2012 02:43
Với điều kiện đặc thù thiếu mưa, thừa nắng như Ninh Thuận, việc sản xuất nông nghiệp luôn gặp nhiều khó khăn, nhất là trong trồng rau. Để thích ứng với điều kiện đó, lần đầu tiên tỉnh thực hiện mô hình trồng rau an toàn trong nhà lưới theo VietGAP trên diện tích 40ha.

Mô hình được triển khai ở các địa phương trọng điểm như An Hải (huyện Ninh Phước), Hộ Hải (huyện Ninh Hải) và phường Văn Hải (TP. Phan Rang - Tháp Chàm).

Ông Hán Văn Chấn, Giám đốc Trung tâm Thông tin ứng dụng khoa học công nghệ (Sở Khoa học - Công nghệ Ninh Thuận) cho biết: “Một trong những biện pháp sản xuất rau nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu là trồng trong nhà lưới. Từ thực tế đó, Trung tâm triển khai mô hình trồng rau an toàn trong nhà lưới theo quy trình VietGAP, trong đó kinh phí Trung ương hỗ trợ hơn 1 tỷ đồng, vốn sự nghiệp khoa học tỉnh 1,4 tỷ đồng và nguồn vốn đầu tư của các hộ tham gia. Mô hình có hệ thống che chắn bằng lưới, khung thép và hệ thống tưới phun”.

Các hộ tham gia được tập huấn kỹ thuật sản xuất rau an toàn trên đồng ruộng, cách phòng trừ dịch bệnh, kiểm tra nhanh dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, được cấp phát sổ tay ghi chép thực hành VietGAP; đồng thời được trợ giúp đóng gói bao bì mang thương hiệu rau sạch Ninh Thuận, hỗ trợ tìm thị trường tiêu thụ. Ngoài ra, bà con còn được hỗ trợ từ 20 - 50% chi phí đầu tư giống, phân bón; hỗ trợ 100% vốn đầu tư xây dựng 7 nhà lưới kiên cố và 1 nhà lưới cố định, mỗi nhà lưới có diện tích 500m2.

Dự án trồng 7 giống rau: cải xanh - cải ăn lá, dưa leo, hành lá, cà chua, cà rốt, cà pháo và súp lơ. Qua đánh giá bước đầu, trồng rau trong nhà lưới ngăn ngừa được côn trùng phá hoại nên giảm tối đa lượng thuốc trừ sâu, chống ô nhiễm môi trường sinh thái, bảo vệ môi trường đất, nước; sản phẩm rau đảm bảo an toàn, góp phần bảo vệ sức khoẻ cho người tiêu dùng và cộng đồng. So với kiểu trồng thông thường trên cùng một đơn vị diện tích, trồng rau trong nhà lưới theo quy trình VietGAP, sản lượng có thể tăng 3-5%, giảm 2-3 lần phun thuốc trừ sâu/vụ. Không những thế, ưu điểm của mô hình là tăng số vòng quay thời vụ cho rau ăn lá từ 5 lứa/năm lên 10 lứa/năm, có thể trồng quanh năm, ngay cả vào mùa mưa.

Ngoài việc tăng thu nhập, mô hình còn tạo việc làm cho lao động địa phương, thay đổi tập quán sản xuất, phục vụ nhu cầu tiêu thụ tại chỗ, đồng thời cung cấp rau quanh năm cho thị trường, chống thiếu rau trong mùa khô. 

C.T

 

(Kinhtenongthon.com.vn)

 
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập103
  • Hôm nay20,486
  • Tháng hiện tại145,763
  • Tổng lượt truy cập92,523,427
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây