Học tập đạo đức HCM

Tuổi trẻ xung kích xây dựng nông thôn mới

Thứ ba - 18/12/2012 19:33
Tham gia xây dựng nông thôn mới là một trong những nội dung được các cấp bộ Đoàn tích cực triển khai thực hiện với vai trò, nhiệm vụ khá quan trọng. Trong tiến trình tham gia xây dựng nông thôn mới, Đoàn thanh niên đã và đang cùng với cả hệ thống chính trị, sự tham gia của người dân làm cho diện mạo nông thôn chuyển mình và phát triển, góp phần từng bước làm thay đổi bộ mặt nông thôn.

 

Nhạy bén, kịp thời

Xác định vai trò, nhiệm vụ của tuổi trẻ trong tiến trình xây dựng nông thôn mới, nhằm cụ thể hóa nội dung phong trào "Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới", hướng tới thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020, Ban Bí thư Trung ương Đoàn đã triển Cuộc vận động "Tuổi trẻ chung tay xây dựng nông thôn mới" với các nội dung chính, tập trung là tuyên truyền; tham gia xây dựng hạ tầng, cảnh quan và bảo vệ môi trường nông thôn; tham gia phát triển kinh tế, xây dựng đời sống văn hóa; xung kích giữ gìn an ninh, trật tự trên địa bàn; xây dựng đoàn, tham gia xây dựng Đảng, chính quyền nhân dân. Đồng thời, thành lập Ban chỉ đạo thực hiện do đồng chí Bí thư Trung ương Đoàn làm Trưởng ban; chọn 3 xã ở 3 miền Bắc, Trung, Nam để chỉ đạo điểm xây dựng nông thôn mới, gồm: xã Bản Qua, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai; xã Đại Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình và xã Vĩnh Thanh, huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu.

 

Thanh niên tham gia làm đường liên thôn ở tỉnh Thừa Thiên-Huế

Ngay trong Tháng Thanh niên và Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè 2012, Ban Bí thư Trung ương Đoàn đã chọn chủ đề “Tuổi trẻ chung tay xây dựng nông thôn mới”.

Phát biểu tại Lễ ra quân Tháng Thanh niên 2012, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã khẳng định: “Thanh niên là lực lượng xã hội to lớn, một trong những nhân tố quan trọng quyết định tương lai, vận mệnh dân tộc; là lực lượng chủ yếu trên nhiều lĩnh vực, đảm nhiệm những công việc đòi hỏi sự hy sinh, gian khổ, sức khỏe và sáng tạo. Đồng thời, thanh niên cũng chính là lực lượng nòng cốt, xung kích trong quá trình xây dựng nông thôn mới”.

Tại 3 xã điểm, Ban Bí thư Trung ương Đoàn phối hợp với các bộ, ngành, doanh nghiệp để huy động nguồn lực hỗ trợ hoạt động xây dựng nông thôn mới của Đoàn. Trong đó, tập trung nguồn lực để hỗ trợ triển khai 6 mô hình làng, xã xanh - sạch - đẹp, 3 mô hình chuyển giao tiến bộ kỹ thuật đồng thời, huy động các nguồn lực hỗ trợ tối đa cho 3 xã điểm.

Ông Nguyễn Anh Tuấn, Ủy viên Ban Thường vụ,Trưởng Ban Thanh niên nông thôn Trung ương Đoàn cho biết, để xây dựng nông thôn mới thì việc tham gia phát triển kinh tế nông thôn của đoàn viên thanh niên được đặc biệt chú trọng.

“Để làm được điều đó, các cấp bộ Đoàn đã tiếp tục củng cố, xây dựng và phát triển các đội hình thanh niên tham gia phát triển kinh tế - xã hội tại các địa phương, đơn vị, đặc biệt ở những lĩnh vực, địa bàn khó khăn; triển khai xây dựng làng thanh niên lập nghiệp, các dự án nuôi trồng thủy sản; tổ chức các hoạt động tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp” - ông Nguyễn Anh Tuấn nhấn mạnh.

Để thực hiện xây dựng nông thôn mới đạt kết quả, Trung ương Đoàn đã tăng cường kiểm tra hoạt động ở các cấp bộ Đoàn, thông qua việc lồng ghép với các hoạt động kiểm tra thường xuyên của Đoàn. Đặc biệt, trong Tháng Thanh niên 2012, đã thành lập 16 đoàn kiểm tra tại 30 tỉnh, thành đoàn, Đoàn trực thuộc.

Nhiều mô hình hay trong xây dựng nông thôn mới

Để Cuộc vận động đạt kết quả cao, Ban Bí thư Trung ương Đoàn đã chỉ đạo các báo, tạp chí, phát thanh, truyền hình và cơ quan xuất bản của Trung ương Đoàn tập trung tuyên truyền đậm nét, phản ánh kịp thời hoạt động của Đoàn thanh niên các cấp tham gia xây dựng nông thôn mới. Các tỉnh, thành Đoàn cũng chủ động phối hợp với báo, đài địa phương xây dựng các chuyên trang, chuyên mục phản ánh hoạt động kịp thời hoạt động của tuổi trẻ xây dựng nông thôn mới và xây dựng các bản tin phát hành định kỳ cho sinh hoạt chi đoàn.

Ông Nguyễn Mạnh Dũng, Bí thư Trung ương Đoàn cho biết, trong số 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới, Trung ương Đoàn đã lựa chọn những tiêu chí mà tuổi trẻ cả nước chung tay, gắng sức thực hiện tốt để triển khai.

Từ cách triển khai có bài bản đến nhận thức rõ tầm quan trọng của xây dựng nông thôn mới, các cấp bộ Đoàn đã tổ chức nhiều hoạt động tham gia xây dựng hạ tầng, cảnh quan gắn với công trình, phần việc thanh

 

Theo thống kê chưa đầy đủ, trong thời gian qua, các cấp bộ Đoàn đã xây mới được 8.502,94 km; tu sửa 48.253,15 km đường giao thông nông thôn; xây mới 1.221 Nhà văn hóa, Nhà nhân ái; tu sửa 7.546 nhà; sửa chữa hàng nghìn cầu giao thông nông thôn...

Nhiều cơ sở Đoàn đã thành lập và ra mắt các đội thanh niên xung kích, tuyên truyền măng non bảo vệ môi trường, các hợp tác xã thu gom rác thải. Trong đó, đã thành lập mới và duy trì  hoạt động của 20.139 tổ, đội, nhóm, CLB tuyên truyền về bảo vệ môi trường, thu hút 611.621 đoàn viên thanh niên tham gia.

Nhiều tỉnh, thành đoàn đã sáng tạo trong cách thức tổ chức các hoạt động bảo vệ môi trường như: Tỉnh đoàn Quảng Ninh giúp đỡ 128 hộ nghèo vùng dân tộc, khó khăn của tỉnh di chuyển chuồng trại, giúp 365 hộ xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh theo tiêu chí nông thôn mới, xây dựng 150 bể chứa rác thải, thuốc bảo vệ thực vật trên đồng ruộng; Thành đoàn Hà Nội tổ chức 538 đội hình “Tình nguyện xanh” bảo vệ môi trường tại các điểm công cộng của thành phố; Tỉnh đoàn Quảng Bình với mô hình “Giữ sạch cánh đồng sạch quê hương”; công trình “Cải thiện cảnh quan, môi trường sông Sài Gòn” của Thành đoàn TP Hồ Chí Minh…

Nhằm hỗ trợ thanh niên tham gia phát triển kinh tế, góp phần xây dựng nông thôn mới, các cấp bộ Đoàn đã tổ chức được 5.416 lớp tập huấn chuyển giao KHKT, thu hút 318.544 đoàn viên thanh niên tham gia; thành lập và duy trì 21.992 tổ hợp tác thanh niên, CLB thanh niên làm kinh tế giỏi, tạo điều kiện cho 273.195 đoàn viên thanh niên vay vốn. Nổi bật là: Tỉnh đoàn Đồng Tháp triển khai xây dựng 30 Tổ hợp tác kinh tế thanh niên tại 30 xã điểm xây dựng nông thôn mới của tỉnh; Tỉnh đoàn Hà Tĩnh đẩy mạnh xã hội hóa hỗ trợ xây dựng các mô hình kinh tế cho thanh niên;...

Bên cạnh đó, Đoàn thanh niên các cấp còn tổ chức cho đoàn viên thanh niên tích cực tham gia cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, gương mẫu thực hiện các quy ước của cộng đồng, nhất là thực hiện tiết kiệm, văn minh trong việc cưới, việc tang; tổ chức cho đoàn viên thanh niên khai thác và sử dụng có hiệu quả các điểm Bưu điện văn hóa xã, Nhà văn hoá, Nhà sinh hoạt cộng đồng; thành lập các CLB, tổ, nhóm cung cấp kiến thức, thông tin về tình yêu, hôn nhân, gia đình;....

Điểm nổi bật là các hoạt động giao lưu, kết nghĩa giữa Đoàn thanh niên các địa phương với các đơn vị lực lượng vũ trang đóng quân trên địa bàn, tổ chức hiệu quả phong trào "Đoàn kết ba lực lượng". Đây chính là hình thức vừa trực tiếp tạo dựng được phong trào, tăng cường tình đoàn kết, trách nhiệm quân dân, vừa gián tiếp góp phần giáo dục cho thanh niên nông thôn ý thức, trách nhiệm trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Từ Cuộc vận động “Tuổi trẻ chung tay xây dựng nông thôn mới”, nhiều tấm gương thanh niên tiêu biểu đi đầu trong hiến đất, góp ngày công lao động trong xây dựng các công trình nông thôn; tổ chức sản xuất nhiều mô hình hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế nông thôn, giải quyết việc làm cho nhiều lao động ở nông thôn. Điển hình là 300 thanh niên tiêu biểu được nhận giải thưởng Lương Định Của năm 2012.

Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh – Trưởng Ban Chỉ đạo trung ương Chương trình mục tiêu Quốc gia Xây dựng Nông thôn mới phát biểu tại Lễ trao giải thưởng Lương Định Của lần thứ VII năm 2012 đã khẳng định: Giải thưởng Lương Định Của là giải thưởng cao quý của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh dành trao tặng hàng năm cho những nhà nông trẻ xuất sắc, là những thanh niên nông thôn trong độ tuổi từ 18 đến 35, trực tiếp lao động, sản xuất trong lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn, có thành tích đặc biệt xuất sắc trong sản xuất, kinh doanh, chuyển giao tiến bộ KHKT, công nghệ, phát triển ngành nghề, bảo vệ mội trường và xây dựng nông thôn mới.

Nhiều cơ sở đoàn sáng tạo, linh hoạt, chủ động chọn việc, lĩnh vực phù hợp để tham gia xây dựng nông thôn mới một cách có hiệu quả. Đó là, Đoàn xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh triển khai cuộc vận động quyên góp ủng hộ tủ sách cho các thôn, xóm và đã tiến hành bàn giao cho 12 thôn với 2.174 đầu sách đầy đủ các loại; Thành đoàn TP. Hồ Chí Minh tuyên dương 21 bạn trẻ nông thôn làm kinh tế giỏi tại năm huyện ngoại thành: Củ Chi, Nhà Bè, Hóc Môn, Bình Chánh, Cần Giờ. Đây là những điển hình trẻ năng động trong chuyển đổi vật nuôi, cây trồng, cũng như áp dụng nhiều tiến bộ KHKT để tạo ra các giá trị mới trong sản xuất nông nghiệp; Tuổi trẻ Pác Nặm, Bắc Kạn đã khởi công xây dựng 58 nhà tiêu hợp vệ sinh tại xã Bộc Bố. Chung tay xây dựng NTM, tuổi trẻ Sở Thông tin & Truyền thông Đà Nẵng tổ chức lớp đào tạo tin học căn bản cho người dân nông thôn trên địa bàn huyện. Phát huy vai trò xung kích, tình nguyện trong mọi hoạt động, tuổi trẻ huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai đã xây dựng mô hình tại xã Ia Ka, theo đó giúp đỡ ngày công, phân bón, lúa giống và hướng dẫn kĩ thuật cho các hộ thanh niên trong xã. Qua mô hình này nhằm giúp nhiều thanh niên cũng như cho bà con đồng bào dân tộc thiểu số ở Ia Ka thay đổi nếp nghĩ, cách làm, dần tiếp cận với kiến thức KHKT, nâng cao hiệu quả lao động; ...

Để chương trình xây dựng nông thôn mới thành công

Theo ông Nguyễn Anh Tuấn, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Thanh niên nông thôn Trung ương Đoàn cho biết, những khó khăn cơ bản trước mắt của các cấp bộ Đoàn và đoàn viên thanh niên trong xây dựng nông thôn mới chính là việc cần tiếp tục nâng cao nhận thức cho đoàn viên, thanh thiếu nhi và nhân dân, việc này đòi hỏi được làm kiên trì, lâu dài và thường xuyên; đồng thời có cơ chế và tạo điều kiện để thanh niên tham gia tích cực xây dựng nông thôn mới.

Giải pháp khắc phục những khó khăn mà Bí thư Trung ương Đoàn Nguyễn Mạnh Dũng đưa ra trong thời gian tới, đó là: các cơ sở Đoàn tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới; tổ chức cho đoàn viên thanh niên xung kích xây dựng hạ tầng, cảnh quan và bảo vệ môi trường nông thôn; tham gia phát triển kinh tế, xây dựng đời sống văn hóa, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở nông thôn; chú trọng tổ chức, phát huy vai trò của trí thức trẻ tình nguyện xây dựng nông thôn mới; đồng thời, xây dựng, củng cố tổ chức Đoàn, Hội vững mạnh, tích cực tham gia xây dựng Đảng, chính quyền ở nông thôn.

Với những kết quả đạt được qua hơn một năm “Tuổi trẻ chung tay xây dựng nông thôn mới”, chắc chắn tuổi trẻ sẽ thực hiện thành công như ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh đã khẳng định: “Để thực hiện xây dựng thành công chương trình xây dựng nông thôn mới đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân và toàn xã hội phải nỗ lực phấn đấu không ngừng, trong đó vai trò, lực lượng của đoàn viên thanh niên luôn có vị trí đặc biệt trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước”./.

  •  

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập87
  • Hôm nay21,483
  • Tháng hiện tại176,097
  • Tổng lượt truy cập92,553,761
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây