Học tập đạo đức HCM

Đồng bằng sông Cửu Long: Cá lóc thay thế cá tra?

Thứ tư - 19/12/2012 05:52
Cá lóc cứu người nuôi cá tra… Chuyện khó tin đó đang được người dân một số tỉnh thành vùng ĐBSCL truyền tai nhau và họ cũng đang chuyển dần những ao nuôi cá tra không hiệu quả sang nuôi cá lóc với mong muốn lập nên kỳ tích mới. Tuy nhiên người dân và chính quyền vẫn lo ngại: Liệu cá lóc có lặp lại kịch bản như cá tra…?

 
Sự thăng trầm của con cá tra khiến người ta
khó đoán được chuyện gì sẽ đến với cá lóc
 
Chuyển dịch cơ cấu hay giải pháp tình thế
 
Gần một năm qua, con cá tra thăng trầm đã khiến cho người dân, các doanh nghiệp ở các tỉnh, thành vùng ĐBSCL phải điêu đứng, nhiều nhà máy đang đứng bên bờ vực phá sản, nợ nần chồng chất. Và tính đến thời điểm hiện nay, ở nhiều tỉnh, thành như Hậu Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp, Sóc Trăng đặc biệt là An Giang, nhiều hộ nông dân nuôi cá đã hết kiên nhẫn với con cá tra và mạnh dạn đầu tư vào  cá lóc. Lúc đầu, chỉ mong cầm chừng cho qua giai đoạn khó khăn này, nhưng kết quả bước đầu lại rất khả quan.
 
Ông Nguyễn Thanh Hùng (Năm Hùng) ngụ tại ấp Khánh Lợi, xã Khánh Hòa, huyện Châu Phú (An Giang), đã có nhiều năm gắn bó, thăng trầm cùng con cá tra, tuy nhiên mấy năm qua gia đình ông liên tục bị lỗ do bán cá "chịu” cho doanh nghiệp và giá cá cứ trồi sụt. Sau một thời gian treo ao "chờ thời”, thấy không có hy vọng, ông đã mạnh dạn cải tạo 2 ao cá tra cũ khoảng hơn 25.000 m2 sang nuôi cá lóc. Và kết quả thật bất ngờ, vụ đầu tiên năm 2011, ông đã thu hoạch được trên 100 tấn cá lóc, giá bán lại cao từ 39.000 đồng/kg đến 41.000 đồng/kg, trừ chi phí thu lợi được gần 1 tỉ đồng, lại được trả tiền ngay tại ao, không bị hẹn 2 đến 3 tháng sau mới trả như bán cá tra.
 
Theo ông Hùng tính toán thì, nuôi cá lóc một "vốn bốn lời”, tăng hơn so với con cá tra. Ngay sau vụ đó, ông Hùng đã nuôi ý định vực lại những gì đã mất từ con cá lóc. Nhiều người dân trong xã, lúc đầu cũng dè dặt khi thấy ông Hùng chuyển sang nuôi cá lóc, nhưng thấy ông thành công nên giờ đây nhiều hộ dân trong xã vừa hình thành vùng ươm cá lóc giống vừa thả nuôi cá lóc.
 
Ông Huỳnh Văn Lắm, ngụ tại ấp Khánh Lợi, xã Khánh Hòa ngay sau khi thấy phong trào nuôi cá lóc nở rộ đã mạnh dạn chuyển đổi hơn 10.000 m2 mặt nước nuôi cá tra sang ươm cá lóc giống và bán trứng nước để làm thức ăn cho cá con. Ông Lắm cho biết, khoảng nửa tháng một lần là ông lại bán ra lứa cá lóc giống với giá 14.000 đồng/kg nên cũng thu lời kha khá. 
 
 
Khác với con cá tra, con cá lóc càng to (nặng ký) thì giá càng cao
 
Liệu có lặp lại kịch bản của cá tra?
 
Với cách làm ăn, nuôi trồng ồ ạt, chạy theo thị trường của người Việt Nam nói chung và người dân vùng ĐBSCL nói riêng, đặc biệt là sự thăng trầm của con cá tra đã khiến cho người dân không thể tin và đoán được chuyện gì sẽ đến thời gian tới. Chuyện nuôi con gì, trồng cây gì để có hiệu quả cao cho đến giờ cũng chưa có nhà quản lý, nhà khoa học nào xác định để bà con yên tâm phát triển lâu dài. Chính vì vậy mà thời gian qua, mặc dù con cá lóc đã mang lại thu nhập lớn cho nhiều hộ dân nhưng với ông Hùng - chủ một ao cá lóc khoảng 60 tấn, gần đến thời gian thu hoạch vẫn như ngồi trên đống lửa vì cách đây vài tháng giá cá lóc loại 1 giảm chỉ còn 30.000đồng/kg. Hiện nay, giá thành nuôi cá lóc vào khoảng 28.000 đồng/kg, trong khi giá bán buôn ở thị trường hiện dao động từ 30.000 đồng/kg đến 40.000 đồng/kg nên người nuôi có lợi nhuận rất cao. Thời gian qua ở vùng này nhiều người dân đã chuyển sang nuôi cá lóc, đây cũng là điều mà ông Năm Hùng lo lắng, bởi cứ đà này chỉ cần năm tới thôi khi càng có nhiều hộ dân chuyển sang nuôi cá lóc thì cung sẽ lại vượt cầu và rồi lại sẽ tái diễn tình trạng rớt giá như con cá tra.
 
Thời gian qua, thương lái đến thu mua cho biết ngoài nhập cho các chợ đầu mối trong vùng ĐBSCL, còn xuất khẩu sang Campuchia. Tuy nhiên thị trường vẫn rất hẹp.  Ông Năm Hùng chua xót ví von: "Con cá tra nó xuất khẩu đi được nhiều nước mà con chết thì con cá lóc thấm thía gì”.
 
Theo thống kê của UBND xã Khánh Hòa, đến thời điểm này đã có 35 ha diện tích mặt nước nuôi cá lóc giống và cá lóc thịt, tăng hơn 10 ha so với năm 2011, trong đó hầu hết là người dân chuyển từ nuôi cá tra sang nuôi cá lóc, thậm chí nhiều người còn bỏ lúa để nuôi cá lóc. Điều này không chỉ xảy ra ở An Giang mà Đồng Tháp, Cần Thơ, Hậu Giang và cả đến Sóc Trăng cũng đã bắt đầu rục rịch chuyển đổi.
 
Trao đổi với ông Nguyễn Minh Thạnh, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP. Cần Thơ, ông Thạnh cho biết: Hiện nay, con cá tra vẫn là đối tượng chủ lực và vẫn có đất sống. Tuy nhiên, để vực dậy con cá tra như thời gian trước đây thì từng địa phương riêng lẻ không thể thực hiện được mà cần có sự nỗ lực thống nhất của cả vùng. Thời gian qua trên địa bàn Cần Thơ đã có một vài hộ gặp khó khăn về cá tra chuyển sang nuôi con cá lóc, tuy nhiên theo báo cáo của Chi cục Thủy sản đến nay số lượng người nuôi không nhiều...”. Ngành Nông nghiệp TP. Cần Thơ cũng khuyến cáo, thời gian tới nếu các địa phương, cơ quan chức năng không làm tốt công tác thông tin thị trường và công tác quản lý thì người dân sẽ nuôi cá lóc ồ ạt, cung vượt quá cầu và e rằng sẽ lặp lại kịch bản của cá tra, rô đầu vuông… 
 
Quốc Trung
Nguồn:daidoanket.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập92
  • Hôm nay21,483
  • Tháng hiện tại176,366
  • Tổng lượt truy cập92,554,030
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây