Học tập đạo đức HCM

Hiệu quả mô hình liên kết chăn nuôi gà chuồng kín

Thứ năm - 05/12/2013 02:08
Mô hình liên kết chăn nuôi gà chuồng kín của ông Dương Quốc Tuân ở thôn Dương Tượng xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ mở ra hướng làm giàu mới cho hộ nông dân trên quê hương mình.

Ông Dương Quốc Tuân đã liên kết với Công ty cổ phần chăn nuôi Japfa để triển khai xây dựng mô hình chăn nuôi gà chuồng kín. Trong đó Công ty cung cấp giống, thức ăn, hướng dẫn quy trình kỹ thuật và các biện pháp vệ sinh chuồng trại; người chăn nuôi đầu tư kinh phí xây dựng chuồng trại và công chăm sóc. Ông Tuân cũng chính là người tiên phong ở Tùng Ảnh đã mạnh dạn đầu tư gần 1,2 tỉ đồng để xây dựng 1.500m2 chuồng trại hiện đại, kiên cố có hệ thống khép kín làm mát không khí bằng quạt thông gió, hệ thống cho ăn tự động và máy phát điện dự phòng. 
 
Tháng 3 năm 2013 ông Dương Quốc Tuân đưa vào nuôi lứa đầu tiên, với quy mô 9.000 con gà trắng. Đây là giống gà chuyên thịt, sinh trưởng nhanh, sau 45 ngày tuổi, trọng lượng đạt từ 2,8 -3,5 kg/con, cá biệt có con đạt gần 4 kg. Bước đầu do chưa có kinh nghiệm nên hao hụt thức ăn lớn, tỷ lệ chết khá cao (>10%), chi phí tiền điện nhiều (hơn 19 triệu đồng)… Sau khi trừ chi phí chỉ thu lãi 55 triệu đồng. Từ lứa nuôi đầu ông Tuân đã rút kinh nghiệm thực hiện đúng quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, sử dụng thức ăn đảm bảo khẩu phần, từ đó hạn chế lãng phí thức ăn, giảm chí phí điện, nước nên hiệu quả đạt cao hơn nhiều, đến nay đang nuôi lứa thứ tư, với quy mô 10 ngàn con/lứa, sau khi trừ chi phí bình quân mỗi lứa ông thu lãi từ 85-90 triệu đồng. Chưa kể sau mỗi lần xuất gà, trang trại của ông thu về từ 13-15 triệu đồng chất thải nuôi gà (850-900 bì phân gà) được sử dụng làm phân bón cho cây trồng. 

Hệ thống nước uống và cho ăn tự động tiết kiệm nhiều chi phí và giảm nhân công.

 Ông Tuân cho biết: “Mô hình này chi phí đầu tư xây dựng chuồng trại lớn nhưng hiệu quả ổn định. Toàn bộ quy trình từ nuôi đến cho ăn đều được khép kín, công tác vệ sinh được thực hiện hàng ngày nên gà lớn nhanh và ít dịch bệnh. Công việc chăm sóc nuôi dưỡng gà khỏe hơn nhiều so với nuôi gà theo mô hình chuồng hở”. Phía Công ty thu mua toàn bộ sản phẩm nên không phải lo thị trường tiêu thụ, ông Tuân cho biết thêm.

Hiện nay, trang trại chăn nuôi gà ông Tuân  quyết việc làm thường xuyên cho 4 lao động tại địa phương, với mức lương bình quân 4,5 triệu đồng/người/tháng. Ngoài hiệu quả kinh tế, chăn nuôi gà chuồng kín có ưu điểm hơn so với chăn nuôi chuồng hở và truyền thống, đó là giảm nguy cơ dịch bệnh do vệ sinh chuồng trại tốt, nguồn thức ăn đầu ổn định và đảm bảo nên ít bị dịch bệnh, giảm tình trạng ô nhiễm môi trường. Khi đến trại gà này, chúng tôi ghi nhận không có mùi hôi hay ruồi muỗi như các trại gà khác, do được trang bị quạt hút cùng hệ thống phun nước nên nhiệt độ duy trì trong chuồng luôn ổn định ở mức từ 24- 260 C. Chăn nuôi gà khép kín còn tiết kiệm được nhiều chi phí và công sức của người nuôi do có hệ thống cho ăn tự động. Với trại gà có quy mô 10-12 ngàn con chỉ cần 4 công nhân là có thể đảm nhiệm hết công việc từ chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh đến vệ sinh tiêu độc, khử trùng chuồng trại.  

 
Hiệu quả mô hình nuôi gà liên kết chăn nuôi gà chuồng kín của hộ ông Dương Quốc Tuân ở Tùng Ảnh mở ra hướng làm giàu mới trên quê hương mình. Để khuyến khích nhân rộng ở các địa phương trên địa bàn toàn tỉnh, thiết nghĩ UBND tỉnh cần có cơ chế, chính sách hỗ trợ kinh phí xây dựng chuồng trại cho hộ nông dân để phát triển mô hình chăn nuôi gà chuồng kín nói riêng và chăn nuôi gia cầm nói chung, góp phần thực hiện thành công Đề án phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho cư dân nông thôn trong thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới tại các địa phương./.
 
Bài, ảnh: Ngô Thắng
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập94
  • Hôm nay31,761
  • Tháng hiện tại229,692
  • Tổng lượt truy cập85,136,728
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây