Học tập đạo đức HCM

Khi nông dân làm du lịch

Thứ hai - 20/07/2015 20:19
Vốn chỉ quen với sản xuất nông nghiệp, quanh năm gắn bó với ruộng đồng song giờ đây nhiều người nông dân tại xã Yên Đức, huyện Đông Triều đã mạnh dạn thử sức với một công việc khá mới mẻ, đó là làm du lịch.

Ít ai nghĩ, những công việc nhà nông như: xay thóc giã gạo, úp nơm bắt cá lại trở thành các sản phẩm phục vụ khách du lịch. Vậy mà tại xã Yên Đức, huyện Đông Triều, những công việc làng quê "chân lấm tay bùn" này lại được nhiều du khách nước ngoài thích thú. Anh Jay – du khách Australia cho biết: " Tôi rất bất ngờ. Tôi không nghĩ rằng khi đến Việt Nam mình lại có cơ hội trải nghiệm những điều tuyệt vời thế này. Người dân ở đây rất nhiệt tình và thân thiện. Họ đón tiếp và trò chuyện với gia đình tôi như những người bạn thực sự, điều đó khiến tôi cảm thấy mình là một vị khách rất đặc biệt".

Cùng chung quan điểm, chị Lindsay, một du khách Mỹ cho rằng: "Khung cảnh và con người ở nơi đây rất tuyệt vời! Tôi rất muốn được đạp xe đi xung quanh làng, tìm hiểu văn hóa và cuộc sống của người dân, học cách nấu các món ăn Việt Nam với họ".

Điều thú vị hơn cả là người hướng dẫn, trực tiếp tham gia trải nghiệm cùng du khách không ai khác chính là những người nông dân. Giống như nhiều hộ nông dân khác tại xã Yên Đức, huyện Đông Triều, gia đình anh Nguyễn Văn Hiển trước đây chủ yếu sống bằng nghề nông. Năm 2011, khi ở Yên Đức bắt đầu khai thác mô hình du lịch làng quê, vợ chồng anh Hiển đã mạnh dạn đăng ký tham gia làm du lịch. Tranh thủ khoảng thời gian nông nhàn, anh Hiển vừa làm ruộng, vừa tham gia biểu diễn rối nước phục vụ du khách. Trung bình mỗi tháng, công việc này đã giúp anh có thêm khoản thu nhập 3 triệu đồng.

Anh Hiển chia sẻ: "Trước đây tôi làm nghề nông. Mới đầu khi chuyển sang làm du lịch cũng nghĩ là không thể nào làm được. Một người nhân viên như chúng tôi hiện nay có thể làm được tất cả các nghề, như tôi vừa biểu diễn rối, phụ trách loa đài, lái xe điện, dẫn khách đi tham quan. Mọi người đều có thêm thu nhập nên ai cũng tâm huyết với công việc này. Người dân ở đây cũng muốn là du lịch được mở rộng để bền vững thêm".

Nông dân Yên Đức trực tiếp tham gia biểu diễn múa rối nước phục vụ du khách
Nông dân Yên Đức trực tiếp tham gia biểu diễn múa rối nước phục vụ du khách

Sự phát triển của mô hình du lịch tại Yên Đức đã góp phần làm thay đổi diện mạo làng quê và đời sống người dân nơi đây. Người nông dân có thêm nguồn thu nhập ổn định cuộc sống, được đóng bảo hiểm hàng năm và có ngày nghỉ hàng tháng. Từ chỗ ban đầu chỉ có 8 người, hiện nay, xã Yên Đức có trên 30 người tham gia làm du lịch, đều là những người nông dân ở địa phương. Họ có thể đảm nhiệm cùng lúc nhiều công việc khác nhau phục vụ du khách. Đặc biệt, người dân ở đây hiện đều được đào tạo kỹ năng về tiếng Anh, có thể trò chuyện trực tiếp với người nước ngoài như những hướng dẫn viên thực thụ.

Trao đổi với PV QTV, chị Dương Thị Mến – Quản lý khu du lịch làng quê Yên Đức cho hay: "Việc lựa chọn những nhân viên ở địa phương sẽ có nhiều lợi thế hơn. Những người ở nơi khác đến có thể học qua sách vở nhưng người dân địa phương tại đây là những người hiểu rõ nhất từ đường đi nước bước đến lịch sử văn hóa nơi đây. Người địa phương có thể thổi hồn để khách biết đến cuộc sống ở đây được rõ ràng hơn những bạn ở nơi khác". 

Du lịch trải nghiệm tại làng quê Yên Đức thu hút đông du khách
Du lịch trải nghiệm tại làng quê Yên Đức thu hút đông du khách

Những người nông dân tham gia làm du lịch đều có sự nhiệt tình, tâm huyết. Tuy nhiên để họ thực sự gắn bó lâu dài với công việc này, cần có sự định hướng cho người nông dân cách thức, phương pháp làm du lịch. "Việc đào tạo người dân tham gia du lịch là việc làm cần thiết bởi họ làm du lịch chưa quen. Để du lịch Yên Đức phát triển mang tính chuyên nghiệp thì phải thông qua các cuộc đào tạo, tập huấn để tạo thành ý thức" - ông Phạm Văn Hoan – Phó phòng VHTT huyện Đông Triều nhấn mạnh.

Mô hình người nông dân tham gia làm du lịch tại Yên Đức không chỉ góp phần khai thác có hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh du lịch của huyện Đông Triều mà đây sẽ là cơ sở để phát triển mô hình du lịch cộng đồng tại nhiều địa phương khác trong tỉnh./.

Theo: nongthonviet.com.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập341
  • Hôm nay52,398
  • Tháng hiện tại883,125
  • Tổng lượt truy cập92,056,854
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây