Học tập đạo đức HCM

Đồng hoang thành cánh đồng mẫu lớn

Chủ nhật - 28/06/2015 02:06
Đến nay, cả 52 ha CĐML của Tân Tiến đã áp dụng cơ giới hóa đồng bộ, làm đất bằng máy lớn, làm mạ khay một giống, cấy bằng máy lớn. Năng suất lúa cả năm đạt 128,7 tạ/ha.
Trong khi nhiều địa phương lúng túng khắc phục ruộng bỏ hoang thì xã Tân Tiến (huyện An Dương, TP Hải Phòng) đã mạnh dạn áp dụng cơ giới hóa đồng bộ biến cánh đồng hoang thành cánh đồng mẫu lớn (CĐML).
Quyết tâm đi lên SX lớn
Theo ông Vũ Khánh Huyền, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Tiến, đến cuối năm 2013, toàn xã có 36 ha đất ruộng bỏ hoang và con số này vẫn tiếp tục tăng. Nguyên nhân chủ yếu là nông dân bỏ đi làm công nhân các khu công nghiệp.
Bà con cho biết, làm ruộng bây giờ chi phí cao, thu nhập thấp trong khi đi làm công nhân thì đỡ vất vả, thu nhập lại khá hơn. Vì thế, Tân Tiến có một diện tích lớn đất ruộng bị hoang hóa nhiều năm, cỏ cao lút đầu người, sức người không thể cải tạo được.
Trước tình hình đó, Đảng ủy xã ra Nghị quyết chuyên đề về áp dụng cơ giới hóa đồng bộ khắc phục đất bỏ hoang, xây dựng CĐML. HTXNN được giao làm nòng cốt thực hiện.
Xã tổ chức mấy chục cuộc họp ở tất cả các thôn, phổ biến, tuyên truyền về quy trình SX tập trung, phá bỏ bờ nhỏ.
Đồng thời, đề nghị bà con có ruộng bỏ hoang cho HTX mượn để phục hóa và cấy lúa trong thời hạn thấp nhất là 5 năm. Xã khuyến khích các hộ, sau khi đất ruộng của họ được phục hóa, sẽ cùng ra SX và trả phí cải tạo, phục hóa là 100.000 đ/sào.
Ông Vũ Khánh Huyền chia sẻ, khi đó lãnh đạo xã cùng đồng chí Nguyễn Văn Hinh, Chủ nhiệm HTXNN phải “bạc đầu” lo thực hiện kế hoạch. Cái khó nhất, phức tạp nhất là tuyên truyền, vận động bà con tham gia vào chương trình lớn này.
“Ruộng của bà con cứ bỏ hoang thì không sao nhưng “đụng” vào là rất khó. Hầu hết nông dân không muốn cho mượn ruộng vì tư tưởng tư hữu ăn sâu trong suy nghĩ, hơn nữa, họ sợ cho mượn rồi không đòi lại được”, ông Huyền nói.
Ông Hinh kể: “Chúng tôi vận động hết sức vất vả, có lúc tưởng không thành. Việc triển khai áp dụng cơ giới hóa đồng bộ ảnh hưởng đến quyền lợi của một số hộ có máy cày nhỏ (cày dịch vụ), một số hộ còn sức lao động. Vì thế, nhiều hộ chưa ủng hộ, thậm chí phản đối quyết liệt.
Khi đã quy hoạch xong vùng SX lúa tập trung theo mô hình CĐML, có nhà vẫn cấy 2 mẫu lúa chen vào giữa khu vực quy hoạch trên cánh đồng Ngò. Vận động nhiều ngày không xong, một hôm giữa trưa, tôi cùng cán bộ xã ra tận đồng vận động chủ ruộng.
Với quyết tâm lớn, từ cuối năm 2013 đến đầu năm 2015, toàn xã đã khắc phục được 26 ha đất ruộng bỏ hoang, chiếm một nửa diện tích CĐML của xã Tân Tiến. 10 ha đất bỏ hoang còn lại thì quá trũng nên xã đang đề nghị thành phố cho chuyển đổi sang nuôi trồng thủy sản.
Ông ta vẫn phản ứng rất gay gắt, muốn giữ ruộng nhưng sau khi chúng tôi thuyết phục hết nhẽ, ông ấy mới nhượng bộ, nhưng lại yêu cầu lãnh đạo xã và HTX phải ký giấy cam kết năng suất lúa trên ruộng nhà ông phải đạt từ 2 tạ/sào trở lên và xã phải hỗ trợ tiền làm đất, cấy, giống…
Cũng may vụ lúa đó, chúng tôi không gặp rủi ro về thiên tai, dịch bệnh… nên kết quả đạt 2,2 tạ/sào”.
Một khó khăn nữa là địa hình cánh đồng không bằng phẳng, lại là năm đầu phá bờ nhỏ nên mất rất nhiều công sức, kinh phí cho san gạt và phục hóa diện tích bỏ hoang.
Mùa hái quả
Đến nay, cả 52 ha CĐML của Tân Tiến đã áp dụng cơ giới hóa đồng bộ, làm đất bằng máy lớn, làm mạ khay một giống, cấy bằng máy lớn. Năng suất lúa cả năm đạt 128,7 tạ/ha.
Giữa tháng 6, trên CĐML rộn rã tiếng máy gặt. Bà con phấn khởi vì được mùa, năng suất lại cao hơn năm trước.
Toàn bộ 52 ha chỉ cấy một giống lúa là Nam ưu 209 của Cty CP Giống cây trồng miền Nam (SSC). Ông Nguyễn Văn Hinh vui vẻ cho biết, đây đúng là giống lúa nhiều “ưu”. Nam ưu 209 là giống lai 3 dòng, ngắn ngày, kháng bạc lá và đạo ôn rất tốt, năng suất cao.
Vụ mùa 2014, xã trồng 4 ha Nam ưu 209, thấy hiệu quả tốt nên vụ xuân năm nay, lần đầu tiên xã mở rộng trồng đại trà trên CĐML. Năng suất vụ xuân vừa qua đạt 68 tạ/ha, trong khi năm trước là 66 tạ/ha.
Giống lúa này được thị trường ưa chuộng, dễ tiêu thụ vì cơm dẻo mềm, mùi thơm, vị đậm. Lúa của HTX và tất cả nông dân trong xã đều được các đại lý đặt mua hết với giá 650.000 đ/tạ thóc tươi, cao hơn các giống lúa khác khoảng 10%.
CĐML đã giúp giảm chi phí SX từ 200.000 - 300.000 đ/sào. Nhiều diện tích vụ trước thất thu nay đã cho thu hoạch. Nhiều hộ dân bỏ ruộng nhiều năm nay lại tiếp tục tham gia SX. Bà con đã nộp phí cải tạo, phục hóa để xin lại 10 ha đất ruộng mình từng bỏ hoang.
Chủ trương đúng hướng đã mang lại một số kết quả bước đầu, nhưng lãnh đạo xã vẫn còn nhiều trăn trở.
Phó Chủ tịch UBND xã Tân Tiến cho rằng, mô hình CĐML là phương hướng SX cho hiệu quả cao nhất trong SX nông nghiệp. Nhưng việc áp dụng cơ giới hóa đồng bộ, SX tập trung trên CĐML là vấn đề mới đối với cán bộ và nhân dân địa phương, phá bỏ tập quán canh tác có từ rất lâu đời. Vì thế, cần tuyên truyền nhiều hơn nữa đến cán bộ, nhân dân...
Bên cạnh đó, mô hình SX lớn đòi hỏi cơ sở hạ tầng đồng bộ. Hiện nay, hệ thống đường giao thông, thủy lợi nội đồng của Tân Tiến chưa đồng bộ, lại xuống cấp, gây rất nhiều khó khăn cho việc vận chuyển máy móc, mạ, vật tư...
Quá trình SX tập trung cũng xuất hiện một phần không nhỏ các hộ dân ỷ lại vào tập thể, không trả đầy đủ kinh phí dịch vụ cơ giới hóa cho HTX.
Tuy nhiên, lãnh đạo xã Tân Tiến bày tỏ quyết tâm duy trì và phát huy hiệu quả các CĐML. Khi có đủ điều kiện cần thiết, xã tiếp tục mở rộng áp dụng cơ giới hóa đồng bộ tại các diện tích lúa còn lại.
Thời gian tới, xã xây dựng kế hoạch dồn đổi các diện tích nhỏ thành thửa lớn, không để tình trạng ruộng đất manh mún, một hộ có nhiều thửa trên một cánh đồng. Các diện tích rau màu sẽ được tập trung vào một khu vực, nhường chỗ cho cánh đồng lớn sải cánh.
Theo: nongnghiep.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập507
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm504
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại880,533
  • Tổng lượt truy cập92,054,262
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây