Học tập đạo đức HCM

Mô hình giúp nông dân làm giàu

Thứ tư - 06/02/2013 20:56
Sau một năm triển khai đề án phát triển cây ăn quả giá trị cao, Hà Nội đã và đang hình thành nhiều vùng sản xuất quy mô lớn, hiệu quả cao, bước đầu xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu có uy tín trên thị trường. Với thu nhập bình quân 200-300 triệu đồng/ha, có mô hình đạt 1 tỷ đồng/ha, cây ăn quả đang là bước đột phá giúp các địa phương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao thu nhập cho nông dân.

 


Mô hình trồng cam Canh ở xã Kim An (Thanh Oai). Ảnh: Đỗ Minh
Mô hình trồng cam Canh ở xã Kim An (Thanh Oai). Ảnh: Đỗ Minh


Trong những ngày cuối năm âm lịch này, trên đường đê dẫn xuống xã Kim An, huyện Thanh Oai, không khí mua, bán cam Canh diễn ra tấp nập. Chủ nhiệm HTX Kim An Đỗ Hùng Cường cho biết, vùng cam Canh Kim An được hình thành từ đề án phát triển cây ăn quả của thành phố. Hiện cả xã có trên 60ha trồng cam cho hiệu quả kinh tế cao từ 500 triệu đồng đến 1,5 tỷ đồng/ ha. Để ổn định sản xuất, mở rộng thị trường, UBND xã Kim An đang phối hợp với Sở NN&PTNT Hà Nội hoàn thành thủ tục đăng ký nhãn hiệu sản phẩm cam Canh Kim An. 

Không kém các vườn cam Canh, vườn bưởi Diễn của xã Trần Phú, huyện Chương Mỹ cũng thu hút rất đông khách đến mua. Là vùng bán sơn địa, đất đồi gò khó phát triển các loại cây trồng, sau khi tham gia đề án phát triển cây ăn quả, xã Trần Phú đã hình thành vùng bưởi Diễn quy mô gần 60ha. Nếu trước kia đa phần diện tích là trồng khoai, sắn cho thu nhập từ 20 đến 30 triệu đồng/ha, đến nay mô hình bưởi Diễn cho thu nhập từ 300 triệu đồng/ha trở lên.

Theo các chủ vườn cam Canh, bưởi Diễn, hầu hết quả và cây chơi tết đã được khách, thương lái đặt mua tại vườn. Đặc biệt, mô hình trồng chuối tiêu hồng tại các xã ven sông Hồng, sông Đuống bước đầu cho hiệu quả kinh tế cao. Hà Nội là địa phương đầu tiên của miền Bắc triển khai đồng bộ 2 tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất đại trà, đó là đưa giống chuối tiêu hồng mới và nhân giống cây con bằng phương pháp nuôi cấy mô trên diện tích hàng trăm héc ta. Ngoài ra, mô hình thâm canh nhãn chín muộn, trồng mới và ghép cải tạo vườn tạp kém hiệu quả tại Hoài Đức cho hiệu quả cao, thu nhập từ mô hình đạt từ 800 triệu đồng đến 1 tỷ đồng/ha.

Giám đốc Trung tâm Phát triển cây trồng Hà Nội Nguyễn Bá Sướng cho rằng, Hà Nội hiện có trên 13 nghìn héc ta trồng cây ăn quả; nhu cầu tiêu thụ khoảng 960.000 tấn/năm, trong khi sản xuất tại chỗ mới đạt 180.600 tấn. Số còn lại phải nhập từ các tỉnh (60%) và từ nước ngoài (20%). Việc xây dựng mô hình cây ăn quả giá trị kinh tế cao phù hợp với xu thế, thị trường và mục tiêu phát triển của ngành nông nghiệp Thủ đô. Thực hiện đề án, năm 2012, trung tâm đã xây dựng 31 mô hình thâm canh, ghép cải tạo cây ăn quả giá trị kinh tế cao tại 21 xã với quy mô 450ha, tập trung vào 4 loại cây chủ lực: cam Canh, bưởi Diễn, nhãn chín muộn, chuối tiêu hồng. Tham gia mô hình, ngoài hỗ trợ về vật tư phân bón, giống cây trồng, nông dân còn được tập huấn, phổ biến kỹ thuật chăm sóc, bón phân, cách phòng trừ sâu bệnh khi cây trong giai đoạn ra hoa, đậu quả, nhất là kỹ thuật chăm sóc, đốn tỉa cây, cách bảo quản quả sau khi thu hoạch. Hiệu quả kinh tế sau khi tham gia mô hình tăng từ 10 đến 25% và nhiều mô hình đã giúp nông dân vươn lên làm giàu. 

Theo quy hoạch, mô hình sản xuất cây ăn quả tập trung tại vùng đồi gò, đất bãi ven sông, vùng trồng lúa khó khăn về nước tưới cần chuyển đổi. Bưởi Diễn sẽ phát triển tại các huyện Chương Mỹ, Đan Phượng, Sóc Sơn; nhãn chất lượng cao tập trung tại Hoài Đức, Quốc Oai, Mỹ Đức; trồng chuối sử dụng giống nuôi cấy mô tại các huyện Gia Lâm, Đông Anh, Ba Vì, Phú Xuyên; cam Canh tại Thanh Oai, Thường Tín, Hoài Đức...
 

Mục tiêu của đề án phát triển cây ăn quả giá trị cao Hà Nội là, đến năm 2016 toàn thành phố đạt 16.400ha trồng cây ăn quả, tăng 3.000ha so với hiện tại. Trong đó, tập trung phát triển các cây chủ lực như: bưởi Diễn, bưởi Quế Dương, cam Canh, nhãn chất lượng, chuối nuôi cấy mô và phấn đấu đến năm 2020, diện tích cây ăn quả Hà Nội đạt 18.000ha, năng suất quả tăng 7-10%.

 

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập165
  • Hôm nay24,655
  • Tháng hiện tại203,222
  • Tổng lượt truy cập90,266,615
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây