Học tập đạo đức HCM

Tỷ phú hoa ly chất lượng cao

Thứ tư - 06/02/2013 02:09
Những năm gần đây, mô hình trồng hoa ly do Trung tâm Phát triển cây trồng Hà Nội triển khai tại các huyện ngoại thành cho hiệu quả kinh tế cao, đạt 5-7 tỷ đồng/ha. Từ thành công đó, hoa ly đang trở thành loài hoa chủ lực trong đề án phát triển hoa, cây cảnh của thành phố đến năm 2016 và cũng là cây trồng giúp nông dân vươn lên làm giàu, xây dựng nông thôn mới.


Trên cánh đồng hoa ly nhiều màu sắc ở xã Hòa Bình, huyện Thường Tín những ngày giáp tết, đông nghẹt những đoàn xe của thương lái. Không khí tết đã chạm cửa từng gia đình và nhiều hộ năm nay đón tết sung túc nhờ hoa ly. Anh Đào Thanh Tùng, một hộ trồng hoa ly tại xã Hòa Bình cho biết, gần 3 nghìn gốc ly cho thu gần 1,5 tỷ đồng, trừ chi phí, anh lãi trên 1 tỷ đồng, tạo việc làm thường xuyên cho 5-6 lao động với thu nhập 2-3 triệu đồng/người/tháng. Năm 2013 anh tiếp tục mở rộng diện tích, đầu tư thêm 2-3 nghìn gốc ly. Cũng như gia đình anh Tùng, đây là năm đầu tiên chị Đỗ Thị Tới, xã Kim Chung, huyện Đông Anh tham gia mô hình sản xuất trồng hoa ly chất lượng cao. Ban đầu chị gặp không ít khó khăn về kỹ thuật trồng, chăm sóc hoa, song nhờ cán bộ Trung tâm Phát triển cây trồng Hà Nội tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, hỗ trợ về giống, vật tư phân bón, bước đầu cho hiệu quả cao. Với trên 2 nghìn gốc ly, hầu hết đã được thương lái đặt mua với giá 40 nghìn đồng/cành.

Để nhân rộng mô hình, năm 2012, Trung tâm Phát triển cây trồng Hà Nội tiếp tục triển khai mô hình sản xuất hoa ly tại 5 xã ngoại thành Hà Nội là: Kim Chung (Đông Anh), Hòa Bình (Thường Tín), Xuân Giang (Sóc Sơn), Hạ Mỗ (Đan Phượng) và Đại Đồng (Thạch Thất) với diện tích 4.500m2. Theo ông Nguyễn Bá Sướng - Giám đốc Trung tâm Phát triển cây trồng, hoa ly vốn là loài hoa cao cấp mới du nhập vào Hà Nội gần 10 năm, cho giá trị kinh tế cao. Kết quả triển khai các mô hình hoa ly cho thấy, cây hoa sinh trưởng tốt, kháng sâu bệnh cao, mỗi cành có từ 4 đến 6 bông. Hiện giá trị sản phẩm hàng hóa trên 1ha hoa ly đạt gần 10 tỷ đồng. Sau khi trừ các khoản chi phí, người nông dân có thể lãi gần 5 tỷ đồng/ha. Đặc biệt từ lúc xuống giống đến khi thu hoạch chỉ mất 4 tháng.

Thực tế việc trồng hoa ly cao cấp là một hướng đi đúng, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Theo Đề án phát triển hoa cây cảnh thành phố Hà Nội, từ nay đến năm 2016 sẽ mở rộng diện tích hoa ly khoảng 15ha. Lựa chọn một trong các địa điểm: Đan Phượng (Hạ Mỗ) hoặc Ba Vì (Phú Sơn), Chương Mỹ (Thụy Hương)... ngành nông nghiệp Thủ đô phấn đấu, đáp ứng đủ nhu cầu chơi hoa cho thị trường Hà Nội, tiến tới xuất khẩu. 

Tuy nhiên, mô hình này đòi hỏi phải có kinh phí lớn và mặt bằng sản xuất phù hợp. Quy mô sản xuất hoa ly thường từ 500m2 đến 1.000m2 với mức đầu tư trung bình 200-310 triệu đồng/mô hình. Đồng thời các giống hoa ly cần được tuyển chọn kỹ, nông dân phải nắm vững kiến thức. TS Đặng Văn Đông - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển hoa cây cảnh (Viện Nghiên cứu rau quả) cho rằng, Hà Nội có nhiều thế mạnh để phát triển hoa ly chất lượng cao. Tuy nhiên, hầu hết các giống ly phải nhập từ Hà Lan, Trung Quốc do đó chất lượng giống cần được kiểm soát chặt chẽ. Thành phố cần xây dựng các mô hình nông nghiệp công nghệ cao, trong đó chọn một vài giống hoa chủ lực như hoa ly, lan... Bên cạnh đó là xây dựng chương trình nghiên cứu nhân giống, dần dần chủ động nguồn giống hoa ly trong nước. Giải được bài toán đó, nhiều xã sẽ sớm cán đích xây dựng nông thôn mới.
Mục tiêu đề án phát triển hoa Hà Nội, diện tích sản xuất hoa, cây cảnh của thành phố đến năm 2016 đạt 2.165ha, với tốc độ mở rộng các vùng mới là 60-80ha/năm. Mỗi năm tăng từ 5-10% năng suất và giá trị sản xuất hoa, cây cảnh tại các vùng sản xuất hiện có. Ngành hoa Hà Nội sẽ tập trung phát triển vùng sản xuất hoa giá trị kinh tế cao (hoa hồng, ly, lan, đào), đến năm 2016 đạt 400ha (tăng 543% so với năm 2010).
 
Theo hanoimoi.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập571
  • Hôm nay73,636
  • Tháng hiện tại732,963
  • Tổng lượt truy cập93,110,627
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây