Học tập đạo đức HCM

Mỗi làng một sản phẩm Động lực thay đổi diện mạo nông thôn

Thứ bảy - 01/11/2014 22:52
Thông qua chương trình “Mỗi làng một sản phẩm” (OVOP), mỗi làng nghề, mỗi DN được lựa chọn một sản phẩm tiêu biểu, có giá trị gia tăng, sức cạnh tranh cao để tập trung sản xuất phục vụ xuất khẩu và tiêu thụ nội địa. Cách làm này đã mở ra hướng đi mới cho việc phát triển nghề thủ công mỹ nghệ (TCMN) của Hà Nội.

Nhiều khó khăn khi khai thác tiềm năng

OVOP là chương trình phát triển vùng của Nhật Bản, trong đó các làng nghề lựa chọn một sản phẩm có giá trị gia tăng, sức cạnh tranh cao để sản xuất. Sau sự thành công của OVOP tại Nhật Bản, Việt Nam và 40 quốc gia đã học tập mô hình này qua đó thúc đẩy tăng trưởng ngành nghề nông thôn.
Hiện, Hà Nội có 1.350 làng có nghề, chiếm 67% làng nghề của cả nước, trong đó có tới 24 làng nghề truyền thống. Tuy nhiên, hoạt động của các làng nghề vẫn chưa phát triển xứng tầm với tiềm năng và thế mạnh. Phần lớn sản phẩm TCMN của Hà Nội chưa có những ý tưởng độc đáo cũng như tính ứng dụng cao, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng trong và ngoài nước. Một số ngành nghề vẫn mang tính tự phát, tản mát dẫn đến các làng nghề chưa có sự liên kết trong hoạt động sản xuất trong khi hoạt động xúc tiến thương mại chưa được quan tâm đúng mức… Tất cả điều đó dẫn tới việc đầu ra cho sản phẩm làng nghề gặp nhiều khó khăn.

 
Làng nghề tại OVOP 2014. Ảnh: Hoài Nam
Làng nghề tại OVOP 2014. Ảnh: Hoài Nam
Bà Mai Anh - Giám đốc Trung tâm xúc tiến thương mại Hà Nội cho biết: Có những rào cản này là do người dân làng nghề chủ yếu sản xuất ở quy mô nhỏ lẻ, chưa có định hướng sản xuất hàng hoá cũng như cách tổ chức sản xuất, tiếp thị. Một số sản phẩm đã được thương mại hoá nhưng việc bảo vệ thương hiệu, chống hàng giả, hàng nhái chưa được chú trọng. Lao động ở các làng nghề phần lớn ít được đào tạo bài bản, thiếu sự chú ý đến tính hoàn thiện của sản phẩm mà dàn trải trong khái niệm rộng là "làng nghề"... Đó là nguyên nhân làm giảm sức cạnh tranh của các sản phẩm TCMN Việt Nam với sản phẩm cùng loại của các nước trong khu vực, quốc tế.
Điều đó cho thấy, việc phát triển OVOP sẽ tạo động lực cho các làng nghề phát huy tính sáng tạo độc đáo, giá trị văn hóa trong sản phẩm TCMN, mang lại giá trị gia tăng cao.
Thúc đẩy OVOP để tiêu thụ sản phẩm
Nhằm giúp các làng nghề Hà Nội tìm đầu ra cho sản phẩm, phát triển sản xuất, Sở Công Thương đang triển khai chương trình xúc tiến thương mại OVOP giai đoạn 2012 - 2015. Theo đó, ngành Công Thương Hà Nội sẽ hỗ trợ cho các nhóm mặt hàng và làng nghề tiêu biểu có giá trị sản xuất, xuất khẩu cao hoặc có tiềm năng xuất khẩu; hỗ trợ sản xuất các mặt hàng được thiết kế phù hợp với nhu cầu của thị trường tiêu dùng hiện đại, qua đó nâng cao giá trị sản xuất.
Trong 3 năm (2011 - 2013), Sở Công Thương Hà Nội đã triển khai mô hình phát triển sản phẩm OVOP tại một số làng nghề như: Ruột mây, mây song Cẩm Khê, Phú Thọ, sản phẩm trang sức từ sừng, trai và gỗ của làng nghề huyện Thường Tín... Sở Công Thương Hà Nội cũng đã phối hợp với Hiệp hội Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam, Viện Nghiên cứu và Phát triển ngành nghề nông thôn Việt Nam thuê các chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế hàng TCMN xuất khẩu đến từ các nước Thụy Điển, Philippines, Australia và Đức. Các chuyên gia tư vấn thiết kế ra 100 bộ sản phẩm mẫu (hơn 400 sản phẩm) mới phù hợp với nhu cầu của thị trường xuất khẩu.
Từ sự giúp đỡ của Sở Công Thương, một số làng nghề tham gia OVOP đã kết hợp công nghệ truyền thống với công nghệ hiện đại, từ đó năng suất lao động được nâng cao. Đặc biệt, một số làng nghề đạt doanh số cao như: Làng gốm sứ Bát Tràng (Gia Lâm) đạt gần 300 tỷ đồng/năm; Làng nghề mộc Vạn Điểm (Thường Tín) đạt trên 100 tỷ đồng/năm... Điều đó cho thấy, chương trình OVOP đã tạo động lực mới thúc đẩy các làng nghề mở rộng sản xuất, phục vụ xuất khẩu. Nhằm mở rộng chương trình OVOP, trong năm 2014, Sở Công Thương tiếp tục thuê chuyên gia nước ngoài tư vấn phát triển sản phẩm mới cho 20 - 25 DN, từ đó tạo ra 50 bộ sản phẩm (khoảng 150 - 200 sản phẩm) mẫu phục vụ xuất khẩu.
Tuy nhiên, bên cạnh sự hỗ trợ của ngành Công Thương thông qua chương trình OVOP, để có thể mở rộng sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, chính bản thân các làng nghề cũng cần nâng cấp sản phẩm, thiết kế mẫu mã, tiêu chuẩn sản phẩm, xúc tiến thương mại cũng như việc đẩy mạnh liên kết với ngành du lịch trong việc tiêu thụ sản phẩm.
Lê Nam
Nguồn ktdt.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập359
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại854,348
  • Tổng lượt truy cập92,028,077
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây