Học tập đạo đức HCM

Nét mới trong hoạt động của HLV: Hình thành liên kết nhóm

Thứ hai - 06/08/2012 05:57
Theo GS. TS. Ngô Thế Dân, Phó chủ tịch Thường trực Trung ương Hội Làm vườn (HLV) Việt Nam, nét nổi bật trong hoạt động của các cấp Hội 6 tháng đầu năm 2012 là công tác đào tạo nghề, tập huấn cho hội viên gắn với XDNTM. Nhờ đó, xuất hiện nhiều mô hình sản xuất mới hiệu quả.
 

Đẩy mạnh công tác dạy nghề

Trong quý II/2012, HLV tỉnh Lào Cai phối hợp với phường Phố Mới (TP.Lào Cai) và xã Cốc San (huyện Bát Xát) tổ chức lớp tập huấn về sản xuất nông nghiệp an toàn theo hướng VietGAP cho trên 90 học viên. Được biết, đây là 2 địa phương được chọn triển khai thí điểm XDNTM.

Khóa tập huấn có 5 bài giảng chính: Thực hành nông nghiệp tốt ở Việt Nam (VietGAP); sản xuất rau an toàn theo GAP; ứng dụng VietGAP trong sản xuất cây ăn quả; quy trình thực hành chăn nuôi an toàn tại Việt Nam (GAHP) và nuôi trồng thuỷ sản theo tiêu chuẩn VietGAP kết hợp với thực hành, tham quan tại hiện trường là những trang trại tiêu biểu của địa phương. Với phương pháp truyền đạt kiến thức cởi mở, coi người học là trung tâm, các lớp học đã thu hút đông đảo học viên tham gia. Điều quan trọng hơn là họ đã đúc rút được nhiều kinh nghiệm quý trong quá trình sản xuất nhờ hình thức trao đổi thông tin nhiều chiều.

HLV tỉnh Lạng Sơn cũng rất tích cực trong công tác tuyên truyền, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật. Trong 6 tháng đầu năm 2012, Hội đã mở 2 lớp tập huấn kỹ thuật trồng đậu tương giống mới cho hội viên xã Bình Trung (Cao Lộc) với trên 100 người tham gia; phối hợp với ngành chức năng tập huấn kỹ thuật nuôi cá thịt truyền thống cho trên 100 lượt hội viên ở hai huyện Lộc Bình và Cao Lộc; phát 100 bộ tài liệu. Các đơn vị Hội trong tỉnh cũng tổ chức nhiều lớp tập huấn với nội dung phong phú, thiết thực như: HLV huyện Hữu Lũng mở 67 lớp với 3.257 hội viên tham gia; HLV huyện Chi Lăng tập huấn cho 1.438 hội viên, tổ chức tham quan, học tập cho 512 người; HLV huyện Văn Quan tổ chức 4 lớp tập huấn cho 153 lượt hội viên, cấp phát 153 bộ tài liệu… Bà Trương Thị Mai, Phó chủ tịch HLV tỉnh Lạng Sơn cho biết, song song với việc mở các lớp tập huấn, Hội xây dựng 1 mô hình trồng đậu tương giống mới (DT36) quy mô 10ha tại xã Bình Trung, cung cấp 700kg giống và 2 tấn phân vô cơ các loại cho trên 100 hộ; xây dựng 2 mô hình chăn nuôi gà thả đồi ở xã Yên Trạch (Cao Lộc) và xã Mai Pha (TP.Lạng Sơn) với quy mô 3.000 con và 30 hộ tham gia.

Từ đầu năm đến nay, HLV tỉnh Thái Nguyên đã xây dựng được 40 mô hình VAC ở các huyện, tổ chức nhiều lớp dạy nghề thủy sản và thú y cho hàng nghìn nông dân.

Những nét mới

Điều đáng ghi nhận là, trong hoạt động của các cấp Hội đã xuất hiện nhiều xu hướng mới, có tính liên kết cao. Theo bà Mai, trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đang hình thành nhiều mô hình nuôi con đặc sản như ba ba, lợn rừng, nhím, cá sấu. Những hộ nuôi đang có xu hướng liên kết theo nhóm. Đơn cử như trên địa bàn huyện Hữu Lũng có 6 hộ nuôi 5.000 con ba ba, 6 hộ nuôi 110 con lợn rừng, 47 hộ nuôi 547 con nhím, 3 hộ nuôi 11 con hươu; huyện Chi Lăng có 63 hộ nuôi con đặc sản, tăng 33 hộ so với trước. Riêng ong, năm nay có trên 10.000 đàn, tập trung ở Hữu Lũng (5.500 đàn), Chi Lăng (3.000 đàn), sản lượng khoảng 70 tấn mật. Các nhóm nuôi gà an toàn sinh học tại Đồng Tiến (Hữu Lũng); Đình Lập (Đình Lập); Lộc Bình, Mai Pha, Hoàng Đồng, Quảng Lạc (TP.Lạng Sơn) vẫn được duy trì và phát triển, mỗi hộ nuôi hàng trăm đến hàng ngàn con mỗi năm, thu nhập bình quân 30-40 triệu đồng/1.000 con gà thương phẩm.

HLV Thái Nguyên đang có dự định đổi tên thành Hội Làm vườn và Trang trại nhằm mở rộng phạm vi hoạt động và đổi mới cơ cấu Ban chấp hành, có thêm chủ trang trại trực tiếp sản xuất và nhiệt huyết với phong trào làm VAC, giảm bớt cơ cấu thành phần mang tính hình thức. Đặc biệt, trong năm 2012, HLV Thái Nguyên được Chủ tịch UBND tỉnh cho phép xây dựng Dự án tổng kết kinh tế VAC và kinh tế trang trại, nhằm đánh giá tầm quan trọng của kinh tế VAC ở tỉnh trung du miền núi này, góp phần tạo thêm công ăn việc làm, chuyển đổi cơ cấu lao động nông thôn, tăng thu nhập cho nông dân, xóa đói giảm nghèo và làm giàu.

Trong khi đó, tại Sơn La, nghề nuôi ong cũng đang phát triển mạnh mẽ với những nhân tố tích cực làm nòng cốt thúc đẩy phong trào. Sở dĩ Hội Ngành nghề nông nghiệp, nông thôn Sơn La luôn coi nghề nuôi ong là điểm nhấn ấn tượng trong hoạt động của Hội bởi Hội đã quy tụ được nhiều đơn vị nuôi ong rất hiệu quả như Trung tâm ong Sơn La, Nghiệp đoàn nuôi ong Sơn La, Chi hội nuôi ong huyện Mộc Châu, huyện Sông Mã,… Đặc biệt, mỗi trại ong của Nghiệp đoàn nuôi ong Sơn La là một doanh nghiệp vừa và nhỏ có quy mô 100 đàn ong trở lên, doanh thu từ 100-300 triệu đồng/năm. Hiện nghiệp đoàn có 20 đoàn viên, là những điển hình trong phong trào nuôi ong lấy mật ở địa phương.

Ông Dân cho biết, việc hội viên, chi Hội liên kết với nhau trong quá trình sản xuất là tín hiệu đáng mừng, là nền tảng để tiến lên sản xuất lớn. Thời gian tới, Trung ương HLV Việt Nam sẽ tiếp tục vận động các đơn vị Hội đẩy mạnh công tác tập huấn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, hình thành các câu lạc bộ chuyên ngành, tổ hợp tác sản xuất để nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm VAC.

Khánh Nguyên

Nguồn:kinhtenongthon.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập314
  • Hôm nay38,522
  • Tháng hiện tại773,736
  • Tổng lượt truy cập88,128,806
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây