Học tập đạo đức HCM

Thu hàng tỷ đồng mỗi năm từ ong

Chủ nhật - 05/08/2012 22:25
Trong thời gian phụ giúp người anh nuôi ong, thấy nghề nuôi ong thú vị và có thể làm giàu được, Tính quyết định dừng lại ở nghề này.

 

Năm 1986, chàng trai 17 tuổi Phạm Hữu Tính (hiện ở ấp 3, xã Gia Canh, huyện Định Quán, Đồng Nai) rời quê hương Thạch Thành, Thanh Hóa vào Nam làm ăn kiếm tiền giúp gia đình. Tính đến nhiều địa phương, làm đủ việc từ trồng mía đến phụ nề...

 

Được sự giúp đỡ của Công ty Ong mật Đồng Nai, anh tìm tòi học hỏi kỹ thuật nuôi ong và năm 1993 bắt đầu nuôi ong mật. Theo anh Tính, nghề nuôi ong vất vả nhất là đi tìm nguồn hoa cho ong và vận chuyển ong đến các vùng có hoa. Thông thường từ tháng 2 đến tháng 4 âm lịch, anh vận chuyển ong ra các tỉnh phía Bắc; từ tháng 5 đến tháng 8 đưa về các tỉnh miền Trung; các tháng còn lại đưa ong vào các tỉnh phía Nam.

Một trại ong của ông Phạm Hữu Tính.

 

Do tổng số đàn ong lớn và vận chuyển xa nên anh phải vận chuyển bằng ô tô, nếu không thận trọng ong dễ chết hàng loạt, nhất là lúc đường ách tắc lâu; các trạm kiểm dịch gây khó dễ... Đó là chưa kể có người dân hiểu chưa đúng lợi ích của ong trong việc thụ phấn cho cây trồng, cho rằng ong mật gây hại cho cây nên họ không cho người nuôi ong đến đặt các trại ong.

 

Những lúc đó, anh Tính phải nhờ cán bộ cơ quan khuyến nông đến giải thích thì công việc mới trôi chảy. Vất vả là vậy, nhưng anh thấy thú vị với nghề này, bởi ngoài có thu nhập, anh còn được đi đây đó, được ngắm cảnh đẹp của nhiều miền quê.

 

Từ 100 đàn ong ban đầu, đến nay anh đã có 10 trại ong, bình quân mỗi trại có trên 200 đàn. Để trông coi, chăm sóc các trại ong, anh phải thuê 10 công nhân. Ngoài bao ăn hàng ngày, công nhân được trả lương 3 triệu đồng/người/tháng.

 

Anh Tính cho biết, từ ngày bắt đầu nuôi ong mật đến nay, anh đã ký hợp đồng với Công ty Ong Trung ương 2 cung cấp giống, kỹ thuật nuôi và bao tiêu toàn bộ sản phẩm mật ong. Theo anh, nếu thời tiết thuận hòa, mỗi đàn ong cho thu từ 60-70kg mật/năm. Với giá mật ong như hiện nay, mỗi năm gia đình anh thu nhập hàng tỷ đồng.

 

 Theo Kinh tế nông thôn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập305
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm303
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại833,917
  • Tổng lượt truy cập92,007,646
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây