Học tập đạo đức HCM

Giặp ông giáo biết nuôi lợn để làm giàu

Thứ bảy - 04/08/2012 23:34
Từ một anh giáo giỏi, được đồng nghiệp ngưỡng mộ, gia đình hết sức kỳ vọng, Phạm Ngọc Thạch ở xóm 5, xã Sơn Hà ( Hương Sơn) đã đi đến một quyết định khiến tất cả mọi người đều " choáng". Đó là rời bục giảng để về quê tiếp tục làm một gã nông.

 

Từ anh giáo nghèo......

 

Giặp ông giáo biết nuôi lợn để làm giàu

 

Sinh ra trong một gia đình có truyền thống hiếu học, cả bố và mẹ đều là những giáo viên tâm huyết với nghề, cho nên Phạm Ngọc Thạch đã sớm được định hướng cho mình là theo nghề dạy học.

Tốt nghiệp THPT năm 1983, cậu học sinh Phạm Ngọc Thạch đã nộp đơn thi vào Trường ĐHSP Vinh, thế nhưng kết quả đã không được như cậu mong đợi. Để có tiền tiếp tục theo học cậu học sinh này đã xin vào làm công nhân cho một Cty xây lắp ở TP. Vinh. Đang làm nữa chừng thi Cty giải thế, thế là Thạch trở thành người thất nghiệp. Nhờ bản tính siêng năng Thạch được một nhóm thợ xây nhận vào làm.

Trong một lần theo nhóm thợ lên huyện Quỳnh Lưu ( Nghệ An) xây nhà cho người dân, Thạch đã lọt vào mắt xanh của chị Lê Thị Thanh, cô con gái chủ nhà mà tốp thợ nhóm Thạch nhận xây thuê. Khi nhóm thơ xây xong ngôi nhà cho chủ thì cũng là lúc đám cưới của cô con gái chủ nhà và anh thợ xây diễn ra. Cuộc sồng của đôi vợ chồng trẻ đang trong giai đoạn mặn nồng của những năm đầu thì anh quyết định để người vợ ở nhà, còn Mình vào Nam tiếp tục thực hiện ước muốn làm cái nghiệp " gõ đầu trẻ". Với quyết tâm cùng kiến thức sẵn có Phạm Ngọc Thạch đã thi đỗ vào ngành Toán - Lý của trường Cao Đẳng Sư Phạm Tiền Giang.

Năm 1990 chàng sinh viên Phạm Ngọc Thạch ngày nào bây giờ đã trở thành ông giáo. Với tấm bằng loại ưu, anh được bố trí công tác tại trường THCS Tân Phước, thị Trấn Tân Phước, tỉnh Tiền Giang. Với sự năng nổ nhiệt tình của một giáo viên trẻ, Phạm Ngọc Thạch đã hăng hái nhận mọi nhiệm vụ và hoàn thành một cách xuất sắc.

Tấm gương về sự nhiệt tình, niềm say mê nghề nghiệp của thầy giáo Thạch đã để lại cho học sinh niềm tin yêu cùng với sự mến phục của tập thể sư phạm nhà trường.

Với mức thu nhập 500 ngàn đồng/ tháng của một giáo viên mới ra trường, lại phải sống ở nơi đất khách, cho nên sau 2 năm đứng bục giảng "gõ đầu trẻ" Thạch chẳng dành dụm được đồng nào để đỡ đần người vợ ở quê. Thương vợ và các con đang bươn chải kiếm sống, sau nhiều đêm gối đầu suy nghĩ thầy giáo Thạch đã đi đến một quyết định khiến tất cả mọi người đều " choáng" đó là, nộp đơn xin nghỉ việc để đi theo thuyền đánh cá biển ( lúc đó đi đánh cá biển là nghề cho thu nhập cao) cùng người quen với mong muốn kiếm ít tiền để phụ giúp vợ con.

Là nghề cho thu nhập cao nhưng may ít, rủi nhiều, cho nên sau một thời gian lênh đênh trên những con thuyền giữa biển, Phạm Ngọc Thạch đã đi đến quyết định cuối cùng là về quê lập nghiệp trên chính mảnh đất cằn cỗi của mình.

Đến "ông chủ" trại lợn.

Trở về quê với chiếc ba lô lộn ngược, cùng 1 triệu đồng góp nhặt sau những tháng ngày đi biển, để có đủ điều kiện phát triển kinh tế là điều không thể. Sau nhiều lần bàn tính cả hai vợ chồng đã đi đến quyết định là phát triển nghề chăn nuôi lợn. Ban đầu hai vợ chồng đầu tư vào một con lợn nái với chuồng trại bằng tre đơn giản. Rồi những chú lợn giống đầu tiên ra đời. Chưa kịp mừng thì khó khăn ập đến, đàn lợn không được chăm sóc đúng kỷ thuật nên đa số đều mắc bệnh và chết. Mất của tiếc, nhưng không nản, Phạm Ngọc Thạch đã lặn lội tới các trang trại lớn ở Thanh Hóa, Nghệ An để tìm hiểu về kỷ thuật chăn nuôi, cách chăm sóc cũng như cách chọn giống.

 

Giặp ông giáo biết nuôi lợn để làm giàu
Anh Thạch đang chăm sóc đàn lợn của mình.

 

Khi đã nắm vững kỷ thuật chăn nuôi, anh đã mạnh dạn vay vốn ngân hàng, đầu tư với số lượng lớn hơn. Với 15 triệu đồng vốn vay từ ngân hàng gia đình anh Thạch đã đầu tư xây chuồng trại và mua 2 con lợn nái. Từ sự khởi đầu ít ỏi, sau 5 năm ( 2000-2005) anh Thạch đã nâng tổng đàn lên tới 150 con. Hàng năm xuất ra thị trường hơn 15 tấn lợn thịt và gần 100 con lợn giống. Ở thời điểm cao nhất tổng thu nhập mỗi năm của gia đình anh lên tới trên 500 triệu đồng, với hai lao động chính. Hiện tại, mỗi tháng trừ những khoản chi phí cho đầu tư, vợ chồng anh còn thu được 15 triệu đồng. Và là một trong những hộ phát triển nghề chăn nuôi có quy mô lớn nhất ở khu vực thuộc vùng hạ của huyện Hương Sơn.

Từ việc đầu tư chăn nuôi lợn, hai vợ chồng không những chu cấp đầy đủ cho 3 người con ăn học mà còn sắm được đầy đủ tiện nghi thiết yếu trong gia đình.

Tâm sự cùng chúng tôi, anh Thạch chia sẻ: " Nhờ vào chăn nuôi lợn mà gia đình tôi mới có được như ngày hôm nay. Lúc về quê, nếu tôi chỉ nhìn vào sản xuất nông nghiệp thì chắc phải mất rất nhiều năm nữa cũng chẳng được như bây giờ. Ở vùng nông thôn này việc phát triển chăn nuôi không phải là khó, chỉ có điều là người dân có chịu khó làm hay không’’

Mặc dù trại lợn nằm ngay trong khu dân cư và sát cạnh nhà chính của hai vợ chồng nhưng không hề có sự ô nhiễm. Để xử lý nguồn rác, nước thải anh đã nghiên cứu rồi tự tay xây hầm Biogas để đảm bảo về môi trường và tạo nguồn khí đốt. Từ việc sử dụng khí Biogas ước tính mỗi tháng gia đình anh đã tiết kiệm được gần 2 triệu đồng tiền nhiên liệu và tiền điện thắp sáng.

Qua tìm hiểu thực tế ở một số xã thuộc vùng hạ của huyện Hương Sơn như Sơn Bình, Sơn Châu, Sơn Mỹ , Sơn Tân …. thì số hộ gia đình phát triển chăn nuôi lợn trại đạt hiệu quả như anh Thạch chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Đa số họ đều chăn nuôi nhỏ lẻ, hiệu quả thấp do thiếu vốn cũng như thiếu về kiến thức chăn nuôi.

Mặc dù đã thành công, nhưng trong quá trình chăn nuôi cũng nảy sinh không ít khó khăn. " Ngoài kỹ thuật nuôi, một khó khăn nữa đặt ra đối với người dân ở những vùng thấp lụt này là việc di chuyển vật nuôi trong mùa lũ. Do địa hình của vùng này rất thấp nên mỗi khi lũ về việc di chuyển đàn lợn rất khó khăn. Để khắc phục tình trạng đó đòi hỏi người nuôi trong quá trình đầu tư phát triển phải tính đến việc xây sàn để tránh lũ", anh Thạch kinh nghiệm.

Để khắc phục tình trạng đó gia đình anh Thạch đã thiết kế chuồng trại chăn nuôi theo kiểu nhà sàn. Phía dưới sàn là chuồng trại, trên sàn dùng để chứa thức ăn và phòng tránh khi lũ đến.

Mặc dù đã thành công trong việc chăn nuôi lợn, thế nhưng gia đình anh Thạch vẫn tiếp tục đầu tư phát triển thêm những vật nuôi như: hươu, bò cùng một số loại gia cầm khác.

Khi chúng tôi đến tìm hiểu về mô hình phát triển chăn nuôi của các hộ dân ở xã Sơn Hà thì được một số người dân ở đây cho biết, gia đình anh Thạch là hộ điển hình về phát triển trong lĩnh vực chăn nuôi của xã. Và mô hình đó đã được một số đoàn thể đến tham quan học tập.

Theo baohatinh.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập329
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại834,469
  • Tổng lượt truy cập92,008,198
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây