Học tập đạo đức HCM

Thái Bình mở rộng diện tích SX lúa chất lượng cao

Chủ nhật - 30/09/2012 08:35
Thái Bình là tỉnh nông nghiệp có hơn 83.000ha đất canh tác lúa, năng suất nhiều năm nay đã chạm trần đạt trên 13 tấn/ha, sản lượng đạt hơn 1 triệu tấn lương thực/năm.
 
Mô hình lúa gieo thẳng ở xã Nguyên Xá, huyện Vũ Thư, Thái Bình. (Ảnh: Đình Huệ/TTXVN)
Trong điều kiện năng suất lúa đã chạm trần như vậy, Thái Bình xác định cần phải tập trung phát triển vùng sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao mang thương hiệu sản phẩm lúa gạo Thái Bình để nâng cao hiệu quả kinh tế và thu nhập cho dân.

Những năm gần đây, diện tích lúa chất lượng cao ở Thái Bình tăng dần qua các năm, từ 23.000-25.000 ha mỗi vụ. Đặc biệt vụ xuân năm 2011 đạt cao nhất 25.379 ha (chiếm trên 30% diện tích gieo cấy), vụ mùa đạt 25.170 ha, điều này chứng tỏ người dân Thái Bình ngày càng quan tâm hơn tới lúa chất lượng cao.

Hiện nay, các giống lúa chất lượng cao được trồng ở tất cả các địa phương trong tỉnh, nhưng tập trung chủ yếu ở các huyện Tiền Hải, Thái Thụy, Kiến Xương, Vũ Thư. Phần lớn nông dân hiện nay đang trồng các giống: Bắc thơm 7, Hương Thơm 1, T10, N87, N97, lúa Nhật, TBR45, RVT, QR1; trong đó, các giống lúa Nhật, giống Bắc thơm số 7, RVT là các giống có thị trường tiệu thụ tốt; TBR45, RVT, QR1 là các giống lúa chất lượng mới được đưa vào cơ cấu của tỉnh, song với ưu thế vượt trội về chất lượng thóc gạo và chống chịu sâu bệnh, năng suất khá cao từ 60-70 tạ/ha, chất lượng gạo thơm nên các giống này đang được nông dân mở rộng sản xuất do có thị trường tiêu thụ tốt.

Trong mùa vụ tới, tỉnh Thái Bình sẽ mở rộng diện tích sản xuất giống lúa chất lượng cao từ 25.000ha (vụ mùa 2012) tăng lên 28.000ha.

Tuy nhiên, hiện nay sản xuất lúa chất lượng cao ở Thái Bình cũng đang gặp một số khó khăn, thách thức. Công tác quy hoạch vùng sản xuất lúa tập trung của Thái Bình vẫn còn manh mún, cho nên vừa khó thực hiện đồng bộ cơ giới hóa và phòng trừ dịch bệnh cây trồng, vừa giảm hiệu quả khi áp dụng các tiến bộ khoa học-kỹ thuật. Hạ tầng sản xuất như hệ thống tưới tiêu còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất; hệ thống bảo quản, chế biến, sấy sau thu hoạch gần như chưa có, giao thông nội đồng chưa hoàn thiện, tỷ trọng cơ giới hóa các khâu sản xuất chưa cao... Nhất là hiện nay do chưa có thương hiệu nên sản phẩm lúa gạo Thái Bình tiêu thụ trên thị trường chưa vươn xa được.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, việc Thái Bình đến nay vẫn chưa có thương hiệu cho sản phẩm gạo là vì chưa chọn được đúng sản phẩm để xây dựng thương hiệu, không thể có thương hiệu chung cho mọi loại gạo, mà sản phẩm ấy phải có gì nổi trội so với sản phẩm cùng loại của địa phương khác. Do chưa chọn đúng sản phẩm nên việc quy vùng sản xuất tập trung xác định xuất xứ cho sản phẩm cũng chưa cụ thể. Với người sản xuất ra sản phẩm, kiểu sản xuất nhỏ phân tán, mang nặng ý thức tiểu nông chạy theo lợi ích trước mắt. Tâm lý này, cách nghĩ này cần phải thay đổi trong cơ chế thị trường, khi bắt tay vào sản xuất hàng hóa lúa chất lượng. Đây chính là một số nguyên nhân cơ bản làm cho Thái Bình chưa có thương hiệu gạo.

Do vậy, tỉnh đang khẩn trương xây dựng vùng sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao, tiến tới hình thành thương hiệu lúa gạo của Thái Bình nhằm phát huy thế mạnh về sản xuất nông nghiệp trong thời gian tới và để cây lúa đem lại thu nhập xứng đáng cho người nông dân. Mục tiêu của tỉnh phấn đấu diện tích lúa chất lượng cao đạt 25.000-26.000 ha/vụ vào năm 2013 và đến năm 2015 diện tích là 28.000-29.000 ha/vụ với sản lượng đạt khoảng 380.000 tấn.

Để thực hiện được điều trên, vấn đề trước tiên là tỉnh lựa chọn giống lúa làm sản phẩm hàng hóa và xây dựng thương hiệu gạo. Hiện nay, tỉnh Thái Bình đã có bộ giống lúa chất lượng bao gồm các giống như QR1, Hương thơm 1, BT7, T10... ; nhưng xét về ưu thế nổi trội so với các giống trên địa bàn và so với các địa phương khác, Thái Bình sẽ tập trung xây dựng vùng sản xuất lúa chất lượng cao trên 3 giống có thị trường dễ tiêu thụ là Bắc thơm số 7, lúa thơm RVT và giống lúa Nhật ĐS1 (gọi chung là lúa thơm Thái Bình) để làm sản phẩm hàng hóa, bởi đây là các giống có nhiều ưu điểm nổi trội so với các giống khác, cơm ngon vị đậm, mùi thơm, được nhân dân Thái Bình và nhiều địa phương khác ưa chuộng.

Cùng với đó, công tác quy hoạch vùng sản xuất cũng được tỉnh phân định rõ vùng sản xuất lúa chất lượng cao làm sản phẩm hàng hóa gắn với xây dựng thương hiệu để vươn ra tiêu thụ ở tỉnh ngoài và xuất khẩu. Các vùng quy hoạch cấy lúa chất lượng phải bảo đảm các điều kiện về đất đai, giao thông thuận lợi, chủ động tưới tiêu, tập trung thành vùng hàng hóa tiện cho cơ giới. Khuyến khích nông dân dồn điển đổi thửa, phấn đấu mỗi hộ chỉ nên có 1 thửa ruộng để canh tác, tạo điều kiện hình thành các trang trại quy mô lớn sản xuất hàng hóa lúa chất lượng. 

Tỉnh cũng sẽ xây dựng quy trình sản xuất lúa hàng hóa theo tiêu chuẩn VietGap, thực hiện nghiêm ngặt chế độ bón phân và phòng trừ sâu bệnh; tăng cường công tác quảng bá giới thiệu sản phẩm lúa chất lượng trên các phương tiện thông tin đại chúng để định hướng nhu cầu tiêu dùng của người dân; lựa chọn doanh nghiệp có đủ năng lực và tâm huyết để tổ chức thu mua, tiếp thị sản phẩm lúa chất lượng hàng hóa.

Tỉnh tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ nông dân mua máy móc, công cụ phục vụ sản xuất để tăng năng suất lao động, góp phần hạ giá thành sản phẩm, giảm chi phí đầu vào cho nông dân, tăng sức cạnh tranh của hàng nông sản. Đẩy mạnh công tác tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, đặc biệt là kỹ thuật thâm canh giống lúa chất lượng, kỹ thuật sử dụng các loại phân bón mới, ứng dụng các giải pháp kỹ thuật mới, như gieo vãi, gieo thẳng... nhằm tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân đối với sản phẩm làm ra, từng bước tạo lập giá trị sản phẩm gạo Thái Bình.

Ngoài ra, tỉnh cũng sẽ đầu tư phát triển vùng sản xuất lúa giống ở các huyện với diện tích 10ha, sản lượng đạt 130.000 tấn để cung cấp lúa giống chất lượng cao cho cả nước; đồng thời xây dựng khu thực nghiệm và chuyển giao công nghệ sinh học với diện tích 5ha chuyên nuôi cấy mô tế bào công nghệ cao, công nghệ vi sinh, kho bảo quản... từng bước đưa Thái Bình trở thành trung tâm sản xuất lúa giống của cả nước./.
 
Thanh Phú (Theo TTXVN)
 
 
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập148
  • Hôm nay105,091
  • Tháng hiện tại854,043
  • Tổng lượt truy cập93,231,707
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây