Học tập đạo đức HCM

Ðiểm nhấn trong xây dựng nông thôn mới ở Bắc Giang

Thứ ba - 02/10/2012 04:37
Ngoài xã điểm nông thôn mới (NTM) toàn quốc, xã Tân Thịnh (Lạng Giang, Bắc Giang) đang xây dựng điểm 40/206 xã trong toàn tỉnh (giai đoạn 2011-2015). Dễ nhận thấy, bên cạnh sự chỉ đạo sát sao, quyết liệt của cấp ủy, chính quyền các cấp là sự hưởng ứng tích cực của nhân dân.

Nguồn lực từ cộng đồng

Tân Dĩnh, Ðồng Tâm, Quý Sơn, Tuấn Ðạo, Tiên Hưng, Song Mai, Cao Thượng, Danh Thắng, Cảnh Thụy, Hương Mai... dù là ở các huyện khác nhau nhưng đều có điểm chung là làm tốt phong trào hiến đất cho các mục đích công cộng của địa phương. Hiến đất đã trở thành nét đẹp trong cộng đồng dân cư ở tỉnh Bắc Giang cùng chung tay xây dựng NTM.

Cùng đồng chí Phó Chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn đi trên tuyến đường liên xã Kiên Lao, Kiên Thành, Thanh Hải, Biên Sơn và Ðèo Gia đang được gấp rút hoàn thiện và bắt đầu câu chuyện từ... đất. Ban đầu, do nguồn vốn có hạn, lại thường chậm, cho nên một số điểm trên đoạn đường hơn 60 km phải thi công kiểu "xôi đỗ", đoạn đất, đoạn trải nhựa rất gai mắt. Trước tình hình đó, được sự khuyến khích của huyện, Ðảng bộ các xã đã đẩy mạnh vận động nhân dân hiến đất, tự giác tháo dỡ, di dời tài sản trên đất giao mặt bằng cho đơn vị thi công. Chỉ sau hơn một tháng triển khai toàn tuyến đã thông đường với đóng góp của nhân dân ước tính khoảng 50 nghìn m2 đất, chưa kể hàng nghìn ngày công lao động. Con đường nối các xã nghèo của huyện được mở rộng hơn, thông thoáng hơn, tạo điều kiện đi lại, thông thương, phát triển văn hóa - xã hội cho hàng chục nghìn dân ở khu vực này.

Huyện Lạng Giang là địa phương có phong trào vận động nhân dân hiến đất để xây dựng các công trình công cộng khá tốt. Ðặc biệt, các xã điểm xây dựng NTM của huyện như Tân Dĩnh, An Hà, Tân Hưng... đã triển khai hoàn thành được hơn 10 tiêu chí ngay trong năm đầu được đưa vào danh sách. Một số tiêu chí như đường giao thông liên thôn, di dời nghĩa trang hay hoàn thiện hệ thống thủy lợi nội đồng đều có phần đóng góp đất của người dân.

Yên Thế có ba xã là Ðồng Tâm, Hương Vĩ và An Thượng được chọn điểm xây dựng NTM của tỉnh. Khi được chọn, hai xã đã có tám và một xã đạt chín tiêu chí. Các xã đặt mục tiêu phấn đấu hoàn thành từ bốn đến năm tiêu chí trong năm 2012, trong đó cứng hóa đường giao thông là mục tiêu đầu tiên. Có xã như Ðồng Tâm triển khai làm đường khi nguồn vốn dành cho xã điểm NTM còn chưa "về". Ðảng ủy xã họp, giao nhiệm vụ cho chính quyền, các đoàn thể căn cứ vào quy hoạch nhanh chóng vận động nhân dân giải phóng mặt bằng, áp dụng công thức Nhà nước và nhân dân cùng làm. Có nhiều đoạn 4-5 km, người dân không nhận một đồng đền bù nào, cho dù có hộ phải chặt cả nửa vườn cây lâu năm. Bà con ở đây phần lớn là người dân tộc thiểu số, đều tự nguyện hiến đất với lý giải hết sức vô tư: "Nhà nước làm đường cho mình đi, mình phải xin góp ít đất chứ".

Chung tay xây dựng nông thôn mới

Mới đây, tỉnh Bắc Giang thông báo sẽ trích ngân sách hơn hai tỷ đồng hỗ trợ 40 xã NTM quy hoạch và xây dựng đề án. Trước đó, Hội đồng nhân dân tỉnh cũng đã thông qua nghị quyết quy định mức hỗ trợ một tỷ đồng/km làm đường trục xã; 260 triệu đồng/km đường trục thôn, bản; 350 triệu đồng/km kênh mương; 150 triệu đồng/nhà văn hóa thôn, bản; 500 triệu đồng/khu thể thao xã, 100 triệu đồng/khu thể thao thôn, bản... (riêng hai xã Tuấn Ðạo và Vĩnh Khương thuộc huyện Sơn Ðộng, huyện đang triển khai Nghị quyết 30a của Chính phủ không thực hiện do đã được hỗ trợ 100% đối với các hạng mục nêu trên). Mặc dù số tiền hỗ trợ các xã chưa phải lớn nhưng đây là nguồn động viên, khích lệ rất lớn. Cách mà Tân Dĩnh nỗ lực, ngoài sử dụng đồng vốn đúng chỗ, hiệu quả, là biết phát huy tinh thần đoàn kết, chung tay xây dựng NTM của chính quyền, đoàn thể, các thành phần xã hội và nhân dân. Ngay trong năm đầu thực hiện (2011) Tân Dĩnh đã hoàn thành ba tiêu chí, năm nay, xã tiếp tục phấn đấu đạt ba tiêu chí nữa nâng tổng số tiêu chí đạt được lên 17. Theo thống kê, Tân Dĩnh là một trong những xã có nguồn lực xã hội hóa để xây dựng NTM cao nhất tỉnh.

Cũng được chọn là xã điểm nhưng Vĩnh Khương không có được lợi thế về kinh tế như một số địa phương khác trong tỉnh. Là xã miền núi, trong diện đặc biệt khó khăn, ban đầu Vĩnh Khương chỉ đạt năm tiêu chí, thấp nhất trong 40 xã. Ban Chỉ đạo xây dựng NTM của xã đặt mục tiêu xã hội hóa bằng cách vận động nhân dân hiến đất và đóng góp công sức. Thực tế cho thấy, đó là phương án khả thi nhất, nếu không nói là duy nhất đối với nhân dân ở đây. Kết quả là hàng nghìn m2 đất, hàng vạn ngày công đã được nhân dân đóng góp để làm con đường trục xã rộng, đẹp như đường liên huyện.

Không chỉ chính quyền và nhân dân các xã điểm chung sức làm NTM, sự tham gia của các đoàn thể, đơn vị, doanh nghiệp trong tỉnh là rất đáng ghi nhận. Ngay sau khi Ban Chỉ đạo tỉnh triển khai kế hoạch, Tỉnh đoàn Bắc Giang đã phát động trong tất cả các tổ chức đoàn và đoàn viên phong trào "Tuổi trẻ chung tay xây dựng NTM". Anh Vương Ðức Ðông, Trưởng Ban Thanh niên - Trường học (Tỉnh đoàn) đã trực tiếp "chỉ huy" nhiều lượt thanh niên tình nguyện tham gia lao động, khám, chữa bệnh, dạy học... tại các xã điểm. Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo, toàn tỉnh đã có 101 cơ quan, đơn vị đăng ký và được phân công giúp đỡ 40 xã điểm. Các chương trình thiết thực như: hỗ trợ sản xuất; làm nhà văn hóa, nhà tặng hộ nghèo; kinh phí làm đường, thủy lợi hoặc các hoạt động trợ giúp pháp lý, dạy nghề, khám, chữa bệnh... đã góp phần ổn định và nâng cao đời sống người dân, đẩy nhanh quá trình xây dựng NTM ở địa phương.

Xác định phát triển sản xuất, ổn định đời sống nhân dân là biện pháp tiếp cận tốt nhất để xây dựng NTM, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh đã tham mưu và tổ chức thực hiện hai chương trình hành động: "Phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung gắn với xây dựng NTM" và "cánh đồng mẫu lớn". Chương trình đầu đã triển khai ở phần lớn các huyện và đã mang lại kết quả tích cực.

Những "điểm nhấn" trong xây dựng NTM ở 40 xã điểm (giai đoạn 2011-2015) giúp Bắc Giang có thể tự tin hoàn thành chương trình trước thời gian đề ra. Ðiều đó cho phép Ban Chỉ đạo xây dựng NTM tỉnh có thời gian rút kinh nghiệm và tổ chức triển khai tốt nhất chương trình đối với 70 xã tiếp theo trong giai đoạn 2016-2020. Sau đó là nhân rộng mô hình đối với tất cả các xã còn lại của tỉnh.

 

 
Bài và ảnh: TRẦN THƯỜNG
nhandan.org.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập184
  • Máy chủ tìm kiếm17
  • Khách viếng thăm167
  • Hôm nay77,363
  • Tháng hiện tại928,539
  • Tổng lượt truy cập92,102,268
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây