Học tập đạo đức HCM

Nông thôn gần thành thị hơn nhờ học nghề

Thứ tư - 03/10/2012 20:53
Thực hiện Quyết định 1956 của Thủ tướng Chính phủ về đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT), Tỉnh ủy Đắk Lắk đã ban hành nhiều chỉ thị nhằm tăng cường sự lãnh đạo của các cấp chính quyền với chương trình này.

Một lớp dạy nghề miễn phí cho LĐNT ở Đắk Lắk.

Học theo nhu cầu

Một trong những đơn vị đóng vai trò quan trọng trong việc triển khai đề án này là Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) Đắk Lắk. Ngay từ đầu, Sở đã xác định, thành công của Đề án 1956 sẽ kéo nông thôn và thành thị gần nhau hơn. Ông Nguyễn Quang Trường, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH tỉnh cho biết: “Đắk Lắk có lực lượng LĐNT lớn nên vấn đề việc làm rất bức thiết. Vì vậy, Đề án đào tạo nghề cho LĐNT đến năm 2020 như một động lực góp phần nâng cao chất lượng đào tạo cũng như giải quyết việc làm cho người dân nông thôn. Chính vì vậy, chúng tôi nỗ lực đẩy nhanh tiến độ dạy nghề, đồng thời đả thông tư tưởng cho nông dân để họ hiểu vai trò quan trọng của việc học nghề, xác định nghề cần học và địa điểm học nghề”. Để công tác tuyên truyền đạt hiệu quả, Đắk Lắk trang bị cho cán bộ cấp xã “ba biết” (biết nhu cầu việc làm ở địa phương, biết chính sách và nhiệm vụ của người học, biết cơ hội việc làm) để hướng dẫn cặn kẽ cho người học.

Hiện, ở Đắk Lắk, trung bình mỗi năm có hàng ngàn LĐNT học nghề được vay vốn theo quy định hiện hành về tín dụng đối với học sinh, sinh viên. LĐNT làm việc ổn định ở nông thôn sau khi học nghề được ngân sách hỗ trợ 100% lãi suất đối với khoản vay để học nghề. Như vậy, nếu trước đây, dạy nghề cho LĐNT còn nặng tính “hướng cung”, tức là mang những nghề mình có dạy cho bà con thì nay nông dân được học nghề mình cần để phục vụ cho quá trình hiện đại hóa buôn làng.

Giải bài toán thiếu giáo viên dạy nghề

Cũng như nhiều tỉnh ở Tây Nguyên, khi triển khai dạy nghề cho LĐNT, Đắk Lắk gặp phải trở ngại lớn là thiếu nguồn giáo viên đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn về dạy nghề. Để giải bài toán khó này, hàng năm, Sở LĐ-TB&XH Đắk Lắk phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo lên kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dạy nghề cho học sinh, sinh viên cao đẳng nghề, trung cấp nghề. Đồng thời gấp rút tổ chức xây dựng chương trình, tài liệu bồi dưỡng kỹ năng dạy học cho những người được huy động tham gia dạy nghề là kỹ sư, cán bộ kỹ thuật, nghệ nhân, công nhân có tay nghề cao, nông dân giỏi. Bên cạnh đó, tỉnh tổ chức các khóa đào tạo giáo viên kiểu mẫu, chuẩn kiến thức về sư phạm. Theo dự kiến ban đầu, đến hết tháng 12/2012, Đắk Lắk mở 43 lớp dạy nghề cho LĐNT. Tính đến thời điểm này, đã có gần 4.000 LĐNT được làm việc đúng nghề mình học và có thu nhập ổn định. Trong tổng số 29 nghề đang đào tạo sâu rộng cho LĐNT ở Đắk Lắk thì dệt thổ cẩm, trồng trọt và bảo vệ thực vật, chăn nuôi - thú y… thu hút đông đảo nông dân tham gia. Theo nhiều học viên, nếu nắm vững nghề trong tay, họ sẽ biết cách làm giàu trên chính mảnh đất của mình.

Ma Long, phụ huynh có con được học nghề miễn phí cho biết: “Mừng lắm. Cháu mới gọi điện về nói học thạo nghề hàn, vừa học vừa làm thêm để có tiền gửi về cho bố mẹ. Nó còn nói, bố mẹ dù khó khăn thế nào cũng cho các em đi học, nếu không thi đỗ đại học có thể học nghề”.

Y Nhun, một thanh niên ở huyện Lắk, đang học tháng thứ 2 nghề cơ khí, khoe: “Giờ mình đã thành thạo một số công việc như gò hàn, tiện và sửa chữa cả máy nông cụ... Học nghề xong mình sẽ về quê mở xưởng và chỉ dạy thêm cho một số thanh niên trong buôn, khuyên họ đi học nghề. Chỉ có học mới thoát nghèo được”.

Hà Văn

Nguồn:kinhtenongthon.com.vn

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập196
  • Hôm nay77,363
  • Tháng hiện tại916,885
  • Tổng lượt truy cập92,090,614
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây