Học tập đạo đức HCM

Trồng cam đang phất to

Thứ hai - 03/06/2013 03:35
Trong lúc làm lúa, nuôi cá tra tiêu thụ giá chưa được tốt, nhiều nhà vườn ở Ngã Sáu, huyện Châu Thành (Hậu Giang) trúng mùa cam thu bạc triệu. “Theo dõi thời tiết thấy nhiệt độ cứ tăng thêm một độ ở các tỉnh phía Bắc thì mấy nhà vựa trái cây quanh chợ Ngã Sáu đóng hàng không kịp bán. Chủ vườn cam đang hái trái giống như hái ra…vàng”. Anh Phương, chủ vựa trái cây tại Ngã Sáu nói.

 

Ông Năm Hùng (Nguyễn Văn Hùng), chủ vườn cam với 18 công ở xã Đông Phước, huyện Châu Thành (Hậu Giang) xác nhận: Hiện nay, đường về xã Đông Phước chỉ còn cách con sông nhỏ phải đi qua lại bằng đò ngang. Nhưng sau hai năm trúng giá mấy chủ vườn cam sắm xe tay ga chạy tới lui còn khao khát con đường láng phẳng phiu, xây thêm cây cầu xe ô tô có thể ra vào. Nhờ trồng cam có nhà khá lên thấy rõ.


Chủ vườn giới thiệu cam sành ngon lành

Ông Năm khoe: “Hồi sáng đứa cháu nhà bên hái cam sành được 2 giỏ trái loại ngon, bán hơn 1,4 triệu đồng. Thật nhẹ, ngon ăn, đó là chưa kể tới mấy nhà vườn lớn mỗi lượt hái 7-8 tấn trái thu về trên 150 triệu đồng ở Đông Phước này là chuyện thường ngày”. Gia đình ông Năm sống khỏe nhờ 3.500 gốc cam sành, trong đó 1.500 gốc cam cũ và 2.000 gốc cam mới trồng qua hai mùa cho trái. Mấy năm trước có lúc cam lên xuống thất thường, có lúc rớt giá còn 5.000-7.000 đ/kg, đôi khi lên cao nhất 27.000 đ/kg. Trong 2 năm qua, cam có giá ổn định. Vào mùa nắng nóng như năm nay, thương lái tới vườn nườm nượp, đặt tiền cọc trước và tới hái trái thu mua xô (không phân loại) cam sành 20.000-21.000 đ/kg. Nhà vườn nào cây sung, trái tốt lái mua 23.000 đ/kg”... 

Dân nhà vườn Ngã Sáu còn nhớ khi khu công nghiệp mở rộng chạy dài theo bờ sông Hậu, cánh nhà vườn ở Châu Thành (Hậu Giang) đã dịch chuyển về phía Nam đường Nam sông Hậu. Quanh vùng này từng có một thời nổi lên chuyện nhà nhà trồng nhãn. Thế rồi phong trào nhãn “xì hơi”, nhiều nhà vườn lại qua trồng xoài, mận hồng đào đá. Trong đó có ông Năm Hùng, ông nói: “Cầm cự với xoài, mận không lâu, tới khi cho trái và vào mùa chín rộ thường rớt giá. Vậy là trong gần 10 năm qua nhiều nhà vườn quay lại lập vườn cam chuyên canh “chạy nước bền”.

Theo nhà vườn, mùa thu hoạch cam chính vụ kéo dài từ tháng 7 đến tháng 10. Nhưng nhờ áp dụng kỹ thuật chăm sóc có thể điều chỉ rải vụ, hạn chế thu trái vào mùa mưa dầm, mùa lạnh, cam thường rớt giá. Vào mùa nắng nóng, khô khát có lúc kéo dài đôi ba tuần, hàng trái cây bán chạy nhất là các loại trái có múi. Hiện nay, dù không vào mùa cam chín rộ nhưng vựa trái cây quanh chợ Ngã Sáu vẫn thu mua đều đặn. Đứng đầu đầu bảng cam xoàn luôn đứng trên mức 20.000 đ/kg, sau đó cam sành, cam mật.

Nhắm theo thị trường cam đang có giá bán tốt, giá trị vườn cam cũng tăng lên, theo đó chuyện chuyển nhượng giá trị vườn cam trên phần đất cũng được thỏa thuận sang tay. Ví dụ một chủ vườn trồng cam hai ba năm tuổi nếu vì đuối sức đầu tư chăm sóc sẽ có người mua lại toàn bộ phần cam đã trồng theo thời hạn thỏa thuận 3-4 năm tiếp theo đầu tư khai thác. Hết hạn người mua vườn cam sẽ trả lại đất cho chủ vườn. Bằng cách này các thương lái trái cây (còn gọi là dân mua bán hàng bông) hay giới chủ vựa trái cây rành rẽ nghề vườn sẽ mua lại vườn.

Đơn cử chuyện mới đây, một chủ vựa trái cây P.P mua lại phần vườn 20 công (2 ha) trên 6.300 gốc cam 2 năm tuổi của chú S ở Ngã Sáu với giá 1,65 tỷ đồng và trả tiền 2 đợt trong thời hạn 4 năm. Chủ vựa P.P mua lại vườn cam cho biết, phải thuê thêm 2 nhân công túc trực ngày đêm làm vườn, trả lương 2 triệu đồng/người và gạo ăn hàng ngày; đồng thời đầu tư thêm gần 250 triệu đồng chi phí phân, thuốc BVTV và chăm sóc có sổ tay ghi chép… Và dĩ nhiên căn cứ vào lượng cam thu trong 4 năm sẽ nắm chắc phần lợi nhuận. Còn phía chủ vườn bán cây trên đất có khoảng thu tiền tỷ mà không thua thiệt gì.

Theo Phòng NN-PTNT huyện Châu Thành, hiện nay toàn huyện có 6.700 ha vườn cây ăn trái, trong đó chiếm nhiều nhất là 4.200 ha cam, hơn 1.500 ha bưởi. Thực tế ở nhiều khu vườn bên sông Hậu chuyên canh cam, bưởi đạt hiệu quả kinh tế cao, đời sống người dân khá lên thấy rõ. Tuy nhiên, các nhà vườn trồng cam thừa nhận chưa có sự liên kết chặt chẽ, chưa xây dựng được thương hiệu. Làm thế nào cam Ngã Sáu vang danh nổi tiếng như cam sành Tam Bình (Vĩnh Long) để giá trị tăng thêm?

Hữu Đức
Theo nongnghiep.vn

 

 Tags: ngã sáu

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập283
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm282
  • Hôm nay105,091
  • Tháng hiện tại851,643
  • Tổng lượt truy cập93,229,307
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây