Học tập đạo đức HCM

Vị ngọt mới trên đất lúa

Thứ ba - 23/10/2012 21:42
Ở Thái Bình, cây thanh long được nhiều nông dân trồng từ vài năm nay, đa số là thanh long ruột trắng, chủ yếu để dùng trong gia đình, làng xã. Thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh xuất hiện một số hộ trồng với quy mô lớn từ vài chục đến vài trăm trụ, đa số là thanh long ruột đỏ. Thực tế sản xuất thấy, đây là loại cây trồng có triển vọng nếu bà con phát triển theo quy hoạch.

Lãnh đạo HLV Thái Bình thăm mô hình thanh long của gia đình anh Tuyến.

Một trong những hộ đầu tiên trồng thanh long ruột đỏ quy mô lớn trên đất lúa là anh Vũ Văn Tuyến ở thôn Ngoại Trung, xã Thống Nhất (huyện Hưng Hà). Hiện, anh có 600 trụ thanh long từ 1 - 5 năm tuổi, trong đó có 550 trụ thanh long ruột đỏ, 50 trụ thanh long ruột trắng, được trồng trên diện tích đất chuyển đổi (đất cấy lúa hiệu quả thấp). Năm 2011, với 1 mẫu (3.600m2) thanh long trồng xen rau màu, bí, quất, gia đình anh thu gần 300 triệu đồng. Năm nay thời tiết thuận lợi, cây sinh trưởng phát triển tốt hơn, số quả trên trụ nhiều, với giá trên dưới 30.000 đồng/kg, dự kiến mùa thanh long năm nay cho thu khá hơn năm trước.

Để có thành công như hôm nay, anh Tuyến đã từng trải qua bao ngày tháng đi làm thuê, làm mướn cho chủ vườn thanh long ở Bình Thuận, rồi mang giống về trồng thử tại vườn của gia đình, thấy cây phát triển tốt, sau 1 năm đã ra hoa, đậu quả, anh khẳng định cây thanh long phù hợp với đất đai, khí hậu Thái Bình. Năm 2006, gia đình anh mạnh dạn chuyển 2 sào (1 sào Bắc Bộ = 360m2) đất lúa sang trồng thanh long và đến nay đã phát triển được 1 mẫu thanh long ngay trước cửa nhà.

Anh Tuyến tâm sự: "Trồng cây thanh long rất đơn giản, chi phí đầu tư thấp (80.000 - 100.000 đồng/trụ, trụ bằng bê- tông cốt sắt). Sau 1 năm cây đã cho thu hoạch; nếu chăm sóc tốt thì thanh long có thể cho thu hoạch đến 20 năm, tuy nhiên năng suất từ năm thứ 7 trở đi giảm dần".

Người thứ hai thành công với mô hình trồng thanh long ruột đỏ và cả ruột tím quy mô lớn ở Thái Bình là anh Trịnh Tiến Mạnh ở thôn Hóa Tài, xã Thụy Duyên (huyện Thái Thụy). Trên diện tích đất chuyển đổi của mình, anh Mạnh đang sở hữu 500 trụ thanh long ruột tím (nhập từ Malaysia), 50 trụ thanh long ruột đỏ và bắt đầu cho thu hoạch. Ước tính năm đầu (2012) mỗi trụ cho 5kg quả, với giá bán tại vườn 30.000 đồng/kg thì mỗi trụ đã thu về gần 150.000 đồng. Như vậy theo anh Mạnh, mới thu hoạch năm đầu đã bù đắp đủ chi phí (gồm tiền giống, phân bón, trụ và có lãi.

Anh Mạnh bên vườn thanh long của gia đình.


Anh Mạnh khẳng định, thanh long phù hợp với đồng đất Thái Bình và xu hướng phát triển hiện nay ở phía Bắc là thanh long ruột tím, đỏ: vừa dễ trồng, chi phí đầu tư thấp, số lứa cho thu hoạch cũng nhiều hơn và giá bán cũng cao hơn so với thanh long ruột trắng.

Như vậy, với đặc điểm đất đai và khí hậu, với đặc tính sinh học của thanh long và thực tiễn sản xuất, có thể khẳng định, cây thanh long có thể trồng được ở Thái Bình. Tuy nhiên, không thể phát triển tràn lan khi chưa có chủ trương của ngành nông nghiệp và của tỉnh, mà nhất là phát triển trên đất hai lúa khi chưa có quy hoạch.

Qua đây cũng mong các cấp, ngành, nhất là ngành nông nghiệp, quan tâm nghiên cứu, tổng kết các mô hình trên để có định hướng, quy hoạch phát triển cây thanh long ruột đỏ tại Thái Bình.

Thanh long là cây có nguồn gốc nhiệt đới, chịu hạn giỏi, nhiệt độ trung bình 21 - 29 độ C, tối đa 38-40 độ C; sinh trưởng, phát triển tốt ở nơi có ánh sáng đầy đủ, thiếu ánh sáng cây lâu cho quả.

Thanh long trồng được trên nhiều loại đất: Từ đất khô cằn, đất cát, đất bạc màu, đất phèn đến đất phù sa, đất đỏ bazan, đất thịt, thịt pha sét. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả cao thì đất phải tơi xốp, thông thoáng, thoát nước tốt.

Sau 1 năm trồng, cây bắt đầu cho quả; các năm thứ 3, 4, 5, 6 là những năm có năng suất cao.

Trong điều kiện thanh long ra hoa tự nhiên: Năm thứ nhất, năng suất 3-5kg quả/trụ, năm thứ 2: 10-15kg/trụ, năm thứ 3: 30-35kg/trụ, năm thứ 4: 40-45kg/trụ.

Thời gian từ ra hoa - thụ phấn - thu hoạch từ 25 - 30 ngày, quả để trên cây càng lâu càng ngọt. Hoa nở rộ từ tháng 5-8 dương lịch, trung bình có 4-6 đợt hoa rộ/năm.


Khúc Văn Thịnh (Phó chủ tịch HLV Thái Bình)

 

Nguồn:kinhtenongthon.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập167
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm166
  • Hôm nay44,073
  • Tháng hiện tại952,163
  • Tổng lượt truy cập92,125,892
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây