Học tập đạo đức HCM

Những cựu chiến binh hăng hái làm giàu

Thứ tư - 24/10/2012 22:15
Dù tuổi đã cao nhưng nhiều cựu chiến binh (CCB) trên địa bàn tỉnh Quảng Trị vẫn hăng hái thi đua làm kinh tế. Điều này không chỉ giúp đời sống của các gia đình CCB trở nên khấm khá, sung túc mà còn góp phần khơi dậy phong trào thi đua sản xuất kinh doanh giỏi ở mỗi địa phương.

Cuộc sống của vợ chồng ông Nùng trở nên khá giả nhờ nuôi ếch.

Nuôi ếch trong lòng phố

Giữa lòng thị xã Quảng Trị, tuy đất đai chật hẹp nhưng vợ chồng CCB Trần Ngọc Nùng vẫn dành 1.000m2 đất trong khuôn viên nhà mình để nuôi ếch Thái Lan. Sau hơn 7 năm gắn bó với nghề, đến nay, ông đã tạo dựng được trang trại nuôi ếch quy mô, bề thế, cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.

Tiếp chúng tôi trong căn nhà rợp bóng cây, ông Nùng cho biết, ông từng là bộ đội chiến đấu khắp các mặt trận phía Nam. Cuối năm 1982, ông nghỉ hưu trở về địa phương, thời gian này, gia đình gặp nhiều khó khăn vì không có việc làm ổn định, trong khi ba đứa con đang tuổi ăn tuổi lớn. Ông Nùng tích cực thử nghiệm các mô hình trồng trọt; còn bà Lựu tranh thủ chạy chợ nhưng cuộc sống vẫn rất chật vật. Một hôm tình cờ đọc trên báo, ông thấy nông dân ở một số tỉnh, thành phố mở trang trại nuôi ếch mang lại hiệu quả cao nên quyết định xây chuồng trại, đào hồ nuôi ếch. Đó là thời điểm năm 2005.

Ban đầu ông chỉ xây 4 bể, diện tích 15m2/bể và đào một hồ diện tích trên 100m2 để nuôi thử nghiệm. Sau 3 tháng vừa nuôi vừa học hỏi kinh nghiệm, lứa ếch đầu tiên với trên 4.000 con đã mang lại cho vợ chồng ông trên 20 triệu đồng.

Sau khi tích luỹ được một số vốn kha khá, vợ chồng ông Nùng tiếp tục xây thêm bể, mở rộng hồ nuôi. Đến nay, trang trại của ông đã có 27 bể xây và 17 lồng nuôi ếch. Mỗi vụ ông bà thả nuôi khoảng 2 vạn ếch giống.

Ông Nùng cho biết, ếch Thái Lan lớn nhanh, thịt trắng, thơm nên được thị trường trong và ngoài tỉnh ưa chuộng. “Mỗi năm tôi nuôi khoảng 2 vụ, mỗi vụ thu được khoảng 3-4 tấn ếch thương phẩm. Với giá thị trường dao động từ 60.000 - 90.000 đồng/kg, trừ chi phí, thu lãi 150-200 triệu đồng/năm”, ông kể.

Bên cạnh nuôi ếch thịt, ông Nùng còn học hỏi thêm kinh nghiệm, kỹ thuật nhân ếch giống để bán ra thị trường. Hiện trong trang trại của ông có trên 200 cặp ếch giống, mỗi lứa sinh sản hàng chục vạn con giống, cung cứng ếch giống cho hầu khắp các trang trại nuôi ếch trong toàn tỉnh và một số tỉnh, thành lân cận.

Khá lên nhờ nghề truyền thống

Ông Lãng chuẩn bị nước mắm mang ra chợ bán.


Nhờ làm nghề chế biến nước mắm truyền thống mà vợ chồng CCB Nguyễn Văn Lãng - Nguyễn Thị Lành ở thôn Thuận Đầu, xã Hải An, huyện Hải Lăng không những có cuộc sống sung túc, xây được nhà cửa khang trang mà còn chăm lo cho các con ăn học đến nơi đến chốn.

Khi chúng tôi đến thăm, ông Lãng đang giúp vợ bưng bao mắm chợp đi bỏ mối cho khách. Ngừng tay, mời khách chén trà ấm, ông Lãng trò chuyện sôi nổi.

Những ngày đầu sau giải phóng, cuộc sống của vợ chồng ông bà vô cùng khó khăn, thiếu thốn. Ngày ngày ông Lãng bám biển kiếm con cá, con tôm; còn bà Lành ở nhà xoay xở với nghề làm nước mắm và chăn nuôi thêm lợn, gà. Sau một thời gian làm nghề biển, do sức khoẻ giảm sút bởi ảnh hưởng của vết thương trong chiến tranh, ông Lãng quyết định ở nhà phụ giúp vợ làm nghề nước mắm. Ban đầu chỉ là những mẻ nước mắm nhỏ đủ để bán cho bà con quanh vùng, dần dần vợ chồng ông mở rộng cơ sở. Trải qua nhiều gian khó, đến nay, cơ sở nước mắm của ông bà đã trở thành địa chỉ khá uy tín về chất lượng.

“Làm nước mắm là nghề truyền thống từ xa xưa của cha ông để lại. Trước kia, hầu như gia đình nào cũng làm nước mắm nhưng hiện nay, do nhiều ngành nghề phát triển nên số người theo nghề không nhiều. Tuy ít cơ sở hơn nhưng ai đã làm nghề đều chú trọng đến chất lượng sản phẩm nhằm bảo vệ thương hiệu nước mắm của địa phương”, bà Lành bày tỏ.

Bà Lành cho biết, bình quân mỗi năm, gia đình bà sản xuất khoảng 1.000 lít nước mắm thành phẩm. Ngoài bán ở chợ quanh vùng, nước mắm của gia đình bà còn được nhiều bạn hàng trong và ngoài tỉnh đến đặt mua. “Mỗi ngày gia đình tôi chế biến khoảng 3 tạ mắm chợp, cho ra khoảng 60 lít nước mắm (giá bình quân 26.000 đồng/lít). Hầu như nước mắm gia đình tôi làm ra chừng nào bán hết chừng đó nên mỗi ngày thu nhập cũng được 300.000 - 400.000 đồng. Ngoài nước mắm, vợ chồng tôi cũng tận dụng xác mắm sau khi chế biến làm thức ăn chăn nuôi”, bà Lành vui vẻ cho biết thêm.

Lê Mai

Nguồn:kinhtenongthon.com.vn

 
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập153
  • Hôm nay38,522
  • Tháng hiện tại771,616
  • Tổng lượt truy cập88,126,686
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây