Học tập đạo đức HCM

Nuôi cá “vua đặc sản” ở miền Tây xứ Nghệ

Thứ tư - 17/10/2012 20:16
Trước nguy cơ biến mất của loài cá lăng có một người đã săn cá giống về nuôi để bảo tồn giống cá quý hiếm và có giá trị kinh tế cao này...

 

Ngồi trên con thuyền độc mộc, chúng tôi đến thăm lồng cá lăng của anh Vi Văn Quang ở huyện Con Cuông (Nghệ An). Chiếc lồng nằm nép mình bên tả ngạn sông Cả, bên trong có hàng trăm con cá lăng, có con cân nặng trên 7kg. "Đó là cả gia tài của tôi đó. Loài cá này có giá 500.000 - 700.000 đồng/kg. Nó là vua đặc sản trong các loài cá" - anh Quang chỉ lồng cá hồ hởi khoe.

Cá lăng đang được một số hộ dân miền núi Nghệ An nuôi lồng trên sông Cả.

Từ ý tưởng đến mô hình

Trước đây, anh Quang cũng làm nghề nuôi cá lồng với các loài trắm, trôi, mè, nhưng do nạn khai thác vàng làm ô nhiễm nguồn nước nên cá lâu lớn, thậm chí có năm bị chết hàng loạt nên anh bỏ nghề. Thấy cá lăng giá cao, anh đi săn cá lăng bán.

Quang tâm sự: "Cá lăng sống ở tầng đáy, nơi nước chảy xoáy, càng xoáy mạnh, cá lăng nơi đó càng nhiều. Cái quan trọng là làm mồi nhử cá lăng. Có những ngày tui câu được vài ba chục con. Những con lớn, tôi đem bán, con nhỏ đem về thả vào lồng nuôi, không ngờ cá lăng nuôi lồng lại lớn nhanh như thổi, nên tôi đã nảy ra ý định nuôi loài cá này".

Theo Quang thì cá lăng ăn tạp (chủ yếu ăn cá mắm), dễ nuôi, con khoảng 2 lạng sau 3 tháng sẽ tăng trên 1kg. Với giá bán cá lăng như hiện nay, mỗi năm anh cũng thu nhập trên 40 triệu đồng.

Bảo tồn “vua đặc sản”

Anh Quang cho biết, cá lăng nuôi nhốt trong lồng mặc dù nhanh lớn, hiệu quả kinh tế cao, nhưng nó không thể sinh sản được. Hiện nay anh đang tiến hành đào ao và nuôi thí nghiệm cá lăng sinh sản để có con giống nuôi đại trà. "Tôi đã đọc, nghiên cứu kỹ nhiều tài liệu về nuôi cá lăng... Tôi chắc chắn nuôi sinh sản sẽ có hiệu quả” - anh Quang khẳng định

Cá lăng là loài cá có giá trị kinh tế cao, từng có nhiều ở hệ thống sông miền tây xứ Nghệ. Nhưng hiện nay do môi trường bị suy thoái vì nạn phá rừng, đắp đập, đào đãi vàng ở lòng sông, đặc biệt là ảnh hưởng của những đập thủy điện lớn chắn ngang các dòng sông làm mất bãi đẻ của cá... nên loài cá lăng trên các dòng sông xứ Nghệ đang ngày một cạn kiệt và có nguy cơ tuyệt chủng.

Ông Lang Anh Hưng- Trưởng phòng NNPTNT huyện Con Cuông cho biết: “Chúng tôi chưa biết về mô hình nuôi cá lăng trên địa bàn. Có thể người dân nuôi tự phát. Nhưng, nếu bà con nuôi được cá lăng thì hay quá. Chúng tôi sẽ đi kiểm tra, tư vấn về kỹ thuật và tạo mọi điều kiện để người dân phát triển, nhân rộng mô hình nuôi cá lăng”.

Nếu như anh Vi Văn Quang nuôi sinh sản thành công cá lăng, không những bảo tồn được loài cá quý hiếm khỏi nguy cơ tuyệt chủng, mà còn là cơ hội để xoá đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số ở miền tây xứ Nghệ.

Một số hộ dân sinh sống ven sông Lam cũng đã bắt đầu học theo anh Vi Văn Quang để nuôi cá lăng. Ông Vi Văn An ở xã Chi Khê, huyện Con Cuông cho biết: “Hiện nay xã chúng tôi đã có 5 người nuôi. Tôi cũng đi câu cá lăng về nuôi lồng bè. Loài cá này nuôi nhanh lớn, cho hiệu quả kinh tế cao”.

 
Tiến Dũng
Theo danviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập163
  • Máy chủ tìm kiếm11
  • Khách viếng thăm152
  • Hôm nay39,655
  • Tháng hiện tại802,150
  • Tổng lượt truy cập88,157,220
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây