Học tập đạo đức HCM

Đột phá giống ngắn ngày

Thứ tư - 17/10/2012 04:42
Xuống giống tập trung, tiếp tục sử dụng giống lúa ngắn ngày đồng thời xây dựng các mô hình cánh đồng mẫu lớn...; đó là chỉ đạo của Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Bùi Bá Bổng tại hội nghị tổng kết SX lúa 2012, triển khai vụ ĐX 2012 - 2013 khu vực miền Trung, Tây Nguyên vừa tổ chức tại Lâm Đồng.

 

Thắng lợi trong khó khăn

 

Năm 2012 SX lúa toàn khu vực đã đạt kết quả rất phấn khởi, cả 3 chỉ tiêu về diện tích, năng suất và sản lượng đều vượt so với năm trước. Toàn vùng đã gieo sạ được 609.344 ha, tăng gần 3.344 ha so với năm 2011, năng suất bình quân 53,65 tạ/ha, tăng 2,15 tạ/ha, sản lượng 3,269 triệu tấn, vượt trên 147 ngàn tấn so với năm trước.

 

Theo Cục Trồng trọt, vụ ĐX 2011 - 2012 toàn vùng gieo sạ 258.489 ha, tăng 3.489 ha so với vụ ĐX trước, trong đó các tỉnh NTB gieo sạ 177.965 ha, Tây Nguyên 81.005 ha. Mặc dù thời tiết vụ ĐX bất lợi nhưng vẫn được mùa lớn, là vụ có năng suất cao nhất từ trước đến nay, đạt 58,15 tạ/ha, tăng trên 4 tạ/ha so với vụ trước.

 

Có được kết quả này nhờ sự chỉ đạo thông suốt từ trên xuống dưới. Hầu hết diện tích lúa được sử dụng các giống có thời gian sinh trưởng ngắn đến trung ngày (từ 90 - 120 ngày). Thời vụ cũng được các địa phương đặc biệt quan tâm, bố trí gieo sạ gọn, đồng loạt theo từng vùng, từng cánh đồng, tạo điều kiện cho chăm sóc, quản lý tưới tiêu, phòng trừ dịch hại...

 

Vụ hè thu, các tỉnh miền Trung phải SX trong điều kiện rất khẩn trương, đảm bảo thời gian lúa trỗ trước 15/8 và thu hoạch trước 15/9 nhằm tránh mưa lũ. Tuy nhiên, gió tây nam thổi liên tục nhiều ngày với cường độ cao đúng vào giai đoạn lúa trổ bông, vào chắc nên tỷ lệ lép cao, thời tiết không mưa kéo dài dẫn đến khô hạn cục bộ. Mặc dù vậy kết quả năng suất lúa vẫn đạt 56,13 tạ/ha, sản lượng tăng gần 8.000 tấn so với vụ trước...

 

Chuyển dịch cơ cấu giống

 

Khu vực duyên hải Nam Trung bộ, Tây Nguyên có điều kiện khí hậu, thời tiết diễn biến phức tạp, hạn hán, rét lạnh, bão, lụt thường xảy ra, ảnh hưởng lớn đến SX; thời gian an toàn cho sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng ngắn và không ổn định, vì vậy bố trí thời vụ hợp lý, khoa học là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định sự thành bại.

 

 

+ Toàn vùng duyên hải Nam Trung bộ, Tây Nguyên xuống giống từ 1-31/12 không gieo muộn hơn ngày 10/1/2013, ở những chân ruộng cao thì xuống giống từ 1 - 10/12; chân ruộng trũng gieo từ 25/12/2012 - 10/1/2013. Khu vực Tây Nguyên xuống giống từ 1 - 31/12.

 

+ Năm 2012, các tỉnh Nam Trung bộ đã xây dựng được 3 mô hình cánh đồng mẫu lớn với tổng diện tích 588,4 ha tại Bình Định, Phú Yên và Quảng Nam. Tất cả các điểm thực hiện mô hình đều được cán bộ và nhân dân đồng tình cao, có sự tham gia chặt chẽ của 4 nhà, đã giảm được chi phí, nâng cao năng suất và tăng lãi từ 4 - 6 triệu đồng/ha/vụ so với SX lúa thông thường.

 

Thực tiễn SX khẳng định khung thời vụ gieo sạ theo chỉ đạo của Cục Trồng trọt là phù hợp, đảm bảo lúa trỗ trong thời gian tương đối an toàn, cho năng suất cao và cân đối được quỹ thời gian cho SX lúa 2 vụ và 3 vụ/năm. Mặt khác khu vực này đã có biến chuyển rất quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu giống, trong đó chủ yếu sử dụng giống lúa có TGST từ 90 - 120 ngày đối với vụ ĐX, 90 - 100 ngày đối với vụ HT, vụ mùa.

 

Theo kế hoạch vụ ĐX 2012 - 2013, toàn khu vực gieo trồng 260.268 ha lúa, tăng 1.298 ha so với vụ ĐX trước, phấn đấu năng suất bình quân 59,5 tạ/ha. Cục Trồng trọt đề nghị các địa phương bố trí lịch thời vụ sao cho lúa không trỗ quá sớm gặp lạnh, rét vào cuối tháng 2 đến giữa tháng 3, có thể để lúa đại trà trổ bông từ 15 - 30/3, thu hoạch gọn trong tháng 4 là tốt nhất để có thời gian chuẩn bị gieo sạ vụ HT, mùa. Đề nghị các địa phương tăng tỷ lệ sử dụng giống ngắn ngày, cực ngắn ngày, TGST dưới 120 ngày, hạn chế sử dụng các giống lúa chịu lạnh kém...

 

Kết luận hội nghị, Thứ trưởng Bùi Bá Bổng đánh giá cao nỗ lực của các địa phương như sử dụng giống mới, chất lượng, ngắn ngày; chỉ đạo SX sát lịch thời vụ. Hiện đã có giống TGST 90 ngày, các viện nghiên cứu, đơn vị SX giống phải chọn tạo được giống có TGST ngắn hơn, từ 80 - 85 ngày, kháng rầy, chịu hạn, mặn...

 

Thứ trưởng yêu cầu các địa phương xuống giống lúa ngắn ngày, tập trung trong tháng 12/2012 và không kéo dài quá 10/1/2013. Đối với vùng SX lúa năng suất thấp (4 - 5 tấn/ha) phải chuyển đổi sang trồng các loại cây khác. Đồng thời tiếp tục xây dựng cánh đồng mẫu lớn nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế.

 

Ngày 17/10/2012 - Theo Kinh tế nông thôn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập103
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm102
  • Hôm nay77,363
  • Tháng hiện tại932,485
  • Tổng lượt truy cập92,106,214
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây