Huy động nguồn lực từ nhiều kênh
Theo báo cáo tổng hợp của Văn phòng Điều phối NTM tỉnh, đến nay, toàn tỉnh đã có 104 đơn vị đỡ đầu cho 124 xã xây dựng NTM với tổng giá trị hơn 106 tỷ đồng. Một số đơn vị đã triển khai tốt việc lồng ghép các nguồn lực hỗ trợ các địa phương xây dựng NTM như: Đảng ủy Khối doanh nghiệp đã vận động các tổ chức, doanh nghiệp (DN) trong khối tài trợ 3,5 tỷ đồng xây dựng các công trình hạ tầng tại một số xã của huyện Hương Khê; Đảng ủy Khối cơ quan tỉnh vận động Báo An ninh Thế giới 900 triệu đồng xây dựng Trường THPT Hàm Nghi, huyện Hương Khê… Một số tổ chức, DN trực tiếp tài trợ chuyển tiền qua tài khoản Văn phòng Điều phối NTM và hỗ trợ địa phương xây dựng cơ sở hạ tầng với số tiền 21,5 tỷ đồng.
Vietcombank Hà Tĩnh đỡ đầu tài trợ xã Sơn Trung (Hương Sơn) xây dựng trường học trị giá 1,2 tỷ đồng. |
Ngoài ra, các huyện, thị xã, thành phố và các xã đã chủ động kêu gọi các nguồn nội lực cũng như các tổ chức, đơn vị và con em xa quê đỡ đầu, tài trợ với tổng số tiền huy động được 242,8 tỷ đồng. Tiêu biểu như: huyện Đức Thọ kêu gọi con em xa quê 58,9 tỷ đồng; huyện Can Lộc 52,9 tỷ đồng; huyện Lộc Hà: 30,7 tỷ đồng; xã Tùng Ảnh (Đức Thọ) huy động được trên 20 tỷ đồng, xã Phù Việt (Thạch Hà) trên 10 tỷ đồng, xã Thạch Châu (Lộc Hà) trên 5 tỷ đồng… Một số địa phương, như: Can Lộc, Đức Thọ đã giao cho các phòng, ban ở huyện kêu gọi các DN đóng trên địa bàn trực tiếp đỡ đầu, tài trợ cho các xã.
Phát huy lợi thế giúp địa phương xây dựng NTM
Sau khi có quyết định của UBND tỉnh về việc chấp thuận đỡ đầu, tài trợ, các sở, ban ngành, tổ chức, đơn vị đã chủ động làm việc với các xã, rà soát các tiêu chí, đặc biệt là tiêu chí thuộc ngành mình phụ trách, tìm hiểu nhu cầu của các địa phương và cùng bàn bạc xây dựng kế hoạch, lộ trình thực hiện hoàn thành các tiêu chí. Nhiều tổ chức, đơn vị đã có cách làm chủ động, sáng tạo và tâm huyết với cơ sở bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng như: giúp địa phương xây dựng kế hoạch, lộ trình thực hiện các tiêu chí; tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân, cộng đồng về xây dựng NTM, tập huấn chuyên môn về các lĩnh vực...
ĐVTN Chi đoàn Báo Hà Tĩnh giúp xã Ích Hậu xây dựng công trình "Đoạn đường thắp sáng đường quê" |
Đảng ủy khối các cơ quan tỉnh tổ chức tuyên truyền bằng hình thức triển lãm ảnh, sân khấu hóa. Sở LĐ-TB&XH tổ chức các lớp tập huấn hướng dẫn về cơ chế, chính sách và đào tạo nghề. Hội phụ nữ tổ chức các lớp tập huấn về lập phương án SXKD, vay vốn tín dụng; các lớp đào tạo nghề chăn nuôi, hỗ trợ tổ chức các đoàn tham quan, học tập kinh nghiệm…
Bên cạnh việc tập huấn, đào tạo, một số đơn vị phát huy lợi thế của mình để hướng dẫn và huy động các nguồn lực hỗ trợ các xã thực hiện. Tiêu biểu như: Sở Công thương hỗ trợ xã Thái Yên (Đức Thọ) kinh phí thực hiện quy hoạch cụm công nghiệp, đào tạo nghề cho cán bộ, nhân dân trong xã; hỗ trợ giới thiệu, quảng bá sản phẩm và mở rộng SXKD; phối hợp bố trí kinh phí, chỉ đạo triển khai thực hiện tiêu chí điện và chợ nông thôn.
Sở GTVT hướng dẫn các xã đỡ đầu công tác xây dựng và bảo trì hệ thống GTNT, hỗ trợ vật liệu và kỹ thuật xây dựng các cầu; Bộ CHQS tỉnh quyên góp mỗi chiến sỹ một ngày lương hỗ trợ xã Thuận Lộc (TX Hồng Lĩnh) và huy động hơn 1.000 ngày công giúp người dân gặt lúa chạy lũ.
Những kinh nghiệm bước đầu
Đánh giá những mặt được và một số kinh nghiệm trong quá trình triển khai thực hiện công tác đỡ đầu, tài trợ, ông Đặng Ngọc Sơn - Giám đốc Sở Nông nghiệp, Chánh Văn phòng Điều phối NTM tỉnh, khẳng định: Thông qua công tác đỡ đầu tài trợ đã huy động được cả hệ thống chính trị vào cuộc và gắn được trách nhiệm của các ngành, tổ chức trong xây dựng NTM. Đặc biệt, cán bộ và nhân dân ở các xã được đỡ đầu tài trợ cảm nhận được sự quan tâm, chia sẻ của cộng đồng. Đây thực sự là nguồn động viên tinh thần đáng kể, tạo thêm động lực mạnh mẽ để mỗi cán bộ, đảng viên và người dân nhận thức sâu sắc thêm vai trò, trách nhiệm của mình cùng chung tay xây dựng NTM.
Cũng theo ông Sơn, để công tác đỡ đầu, tài trợ đạt hiệu quả cao, các đơn vị phải có nội dung, kế hoạch từng công việc cụ thể, lựa chọn các nội dung trọng tâm, trọng điểm, trước hết là những công việc mà đơn vị có lợi thế; phối hợp với các ngành, đơn vị khác lồng ghép mở rộng các nội dung, công việc đỡ đầu. Công tác đỡ đầu, tài trợ phải có kết quả cụ thể, tạo được niềm tin cho cấp ủy, chính quyền và người dân địa phương. Các đơn vị nhận đỡ đầu, tài trợ phải có tổ công tác chuyên trách, cử những cán bộ tâm huyết, thường xuyên sâu sát nắm bắt, chung tay giúp địa phương tháo gỡ những khó khăn, vương mắc (đây là vấn đề cần quan tâm nhất); vì chỉ có như vậy mới thấy được vấn đề cần giúp đỡ và giúp đỡ mới có hiệu quả.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;