Học tập đạo đức HCM

8 “sát thủ” đe dọa sức khỏe của dân công sở

Thứ ba - 05/03/2013 02:11
Công việc thụ động phải ngồi nhiều khiến dân văn phòng thường mắc nhiều loại bệnh. Dưới đây là 8 "sát thủ" có thể đe dọa sức khỏe của dân công sở.

1. Thiếu ngủ

Thiếu ngủ trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, trầm cảm và béo phì, thiếu ngủ có thể làm hại chức năng nhận thức, trí nhớ và hệ miễn dịch, đồng thời còn dẫn tới các tại nạn giao thông. Ngủ không đủ còn làm thay đổi nhịp điệu của sự trao đổi chất, giảm cảm giác ngon miệng.

Người trưởng thành nên đảm bảo ngủ tối thiểu 6,5 tiếng/ngày.

Giải pháp: Nên ngủ ở những nơi ít tiếng ồn, ít ánh sáng. Giảm các hoạt động như online, lướt facebook, đánh máy… trước khi ngủ, duy trì thời gian ngủ cố định.

8
Ảnh minh họa

2. Thiếu chất

Ăn kiêng để giảm béo nên dễ khiến cơ thể thiếu một số chất dinh dưỡng nào đó hoặc thiếu năng lượng. Người lớn mỗi ngày tối thiểu cần 1500kcal, nếu khối lượng công việc nhiều, thì cần khoảng 2000kcal, liên tục bổ sung dinh dưỡng là điều kiện làm việc đạt hiệu quả tối đa.

Giải pháp: Bữa sáng là bữa quan trọng nhất trong ngày, nhịn ăn sáng có thể khiến bạn hạ đường huyết, dẫn tới thiếu máu hoặc tinh thần giảm sút. Bữa sáng nên ăn những món ít béo, ít muối, nhiều chất xơ, hoa quả, sữa và một số loại thịt và trứng.

3. Thiếu máu

Người thiếu máu không thể được cung cấp đủ oxy, năng lượng cơ thể thiếu sẽ cảm thấy yếu ót, chóng mặt, lo lắng, nếu kéo dài móng tay trở nên rất yếu, sắc mặt nhợt nhạt, thiếu sức sống. Thiếu máu còn khiến não thiếu oxy, trí nhớ kém, hay quên, rối loạn tâm thần và trầm cảm.

Giải pháp: Nên ăn nhiều thịt nạc, gan, sò ốc và ngũ cốc, những thứ này có thể xoa dịu triệu chứng mệt mỏi do thiếu máu gây ra.

4. Trầm cảm

Cơ thể liên tục mệt mỏi và thiếu sức sống có thể khiến bạn mất hứng thú với nhiều việc, hay quên đặc biệt không có những quyết định sáng suốt.

Những người bị trầm cảm thường bị mệt mỏi mãn tính, rối loạn giấc ngủ, khó ngủ, tâm trạng tệ, bất lực, hay khóc, thường muốn tự sát, phải cố gắng rất nhiều mới giải quyết được các công việc hàng ngày, không thể kiểm soát được suy nghĩ.

Giải pháp: Tự đánh giá trạng thái tinh thần tâm lý để điều chỉnh. Nghiêm trọng hơn đến bệnh viện kiểm tra tâm lý.

5. Suy giảm chức năng tuyến giáp

Cảm thấy mệt mỏi khi dậy vào buổi sáng. Dù ngủ 10 tiếng/ngày vẫn không thèm ngủ hoặc nếu không thiết đi một lát sẽ không thể tiếp tục công việc, các triệu chứng này có thể do sự suy giáp gây ra. Còn những người bị cường giáp có thể do buổi tối mất ngủ khiến ban ngày cảm thấy mệt.

Giải pháp: Hãy đi xét nghiệm máu và tự điều chỉnh đồng hồ sinh học của mình.

8
Ảnh minh họa

6. Mất nước

Cơ thể mất nước thể nhẹ sẽ gây mệt mỏi, bởi vì khi thiếu nước lưu lượng máu giảm xuống, lúc này tim phải tăng nhịp đập để duy trì đủ lượng máu. Đừng đợi đến khi khát mới uống nước, bởi vì khi bạn thấy khát, tức là cơ thể bạn đã mất đi 2-3% lượng nước.

Giải pháp: Hãy uống đủ lượng nước cần thiết. Bởi vì nước có thể tăng sức sống cho hemoglobin, cải thiện chức năng miễn dịch.

7. Bệnh tim

Mệt mỏi chính là dấu hiệu cơ thể bắt đầu thiếu oxy, do cảm giác mệt mỏi thường hay gặp nên ít người để ý. Triệu chứng mệt mỏi do bệnh tim gây ra thường khiến tuần hoàn máu kém, chất thải của sự trao đổi chất có thể tích lũy trong cơ thể, kích thích các dây thần kinh gây mệt mỏi.

Giải pháp: Để ý xem cơ thể có mệt mỏi và bị rối loạn giấc ngủ hay không, để sớm phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh tim.

8. Hội chứng mệt mỏi và hội chứng đau xơ cơ

Hội chứng đau xơ cơ là bệnh viêm khớp dạng thấp, 90% người bệnh gặp khó khi ngủ; trên 50% người bệnh cảm thấy mệt mỏi. Triệu chứng thường nặng hơn khi thời tiết chuyển lạnh, tâm lý căng thẳng, mệt mỏi quá mức. Nếu bạn thường xuyên thấy mệt mà không rõ nguyên nhân, hãy đi bệnh viện kiểm tra xem có mắc chứng đau xơ cơ hay không.

Giải pháp: Nên dành 30 phút đạp xe/ngày để giảm bớt tình trạng mệt mỏi của cơ thể.

Sưu tầm: Đào Viết Hùng
Theo TTVN
 
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Công văn số 5424 /BNN-VPĐP

Triển khai Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025 đối với các đơn vị hành chính cấp huyện, xã hình thành sau sắp xếp

Hát về nông thôn mới
Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập67
  • Máy chủ tìm kiếm14
  • Khách viếng thăm53
  • Hôm nay22,557
  • Tháng hiện tại776,304
  • Tổng lượt truy cập84,752,721
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây