Học tập đạo đức HCM

Chật vật ăn sạch để tránh 'thần chết'

Thứ hai - 11/03/2013 21:40
Trong khi nhiều người dân đang có thói quen ăn uống vô độ, mất vệ sinh, phản khoa học thì ngược lại, có một bộ phận nhỏ đang duy trì thói quen ăn sạch, ăn khoa học và chật vật tìm cách hạn chế ăn thức ăn chứa hóa chất.

Tuy rất đáng động viên nhưng những người này cũng chưa thể tìm lời giải cho chuyện liệu họ có thể tìm được nguồn thực phẩm đảm bảo trong thời gian dài.

Chung nhau nuôi lợn, nhà nhà trồng rau

Tận dụng mọi khoảng trống trên tầng thượng, ngoài ban công, lối đi chung dưới sân, đường dẫn vào nhà, vv … là cách mà nhiều người đang sử dụng để có thể trồng được ít rau sạch theo đúng nghĩa, phục vụ cho những bữa ăn an toàn.

 

Người dân tự trồng rau ở nhà để có thực phẩm sạch (Ảnh: N.A)

 

Tuy nhiên, cách này không thể đáp ứng đủ nhu cầu. Do đó, nhiều chị em hiện đã nghĩ ra những cách mới để khiến nguồn cung rau sạch trở nên dồi dào hơn.

Chị Minh (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) tìm ra một giải pháp hữu hiệu cho cả gia đình. Theo đó, chị nhờ người quen liên hệ với những người dân ở huyện Sóc Sơn, thuê họ trồng rau sạch trên đất của họ.

Những người dân này gieo hạt để lấy con giống, sau đó chị Minh gửi phân bón organic, thuốc trừ sâu sinh học để họ bón cho rau.

Đến khi được thu hoạch, chị Minh lên tận nơi mua lại rau với giá cao gấp đôi giá thị trường, nhưng điều kiện thỏa thuận là người dân tuyệt đối không được tự ý bón thêm cái gì ngoài những thứ mà chị đưa.

Với cách này, chị Minh tin tưởng mình có nguồn rau sạch để ăn, còn người nông dân vừa canh tác được trên đất của họ, vừa đỡ tiền phân bón lại bán được rau với giá gấp đôi giá thị trường.

Cứ mỗi tuần chị Minh lại lên Sóc Sơn thu hoạch rau một lần về trữ trong tủ lạnh. Cách làm của chị đã được khá nhiều người quen bắt chước.

Trong khi đó, tận dụng mảnh đất bỏ không do không bán được trong thời buổi kinh tế khó khăn, chị Hà (Cầu Giấy, Hà Nội) lại tiến hành gieo hạt, trồng rau vừa để tiết kiệm chi phí, vừa có rau sạch ăn.

Về thực phẩm, chị Hà cùng vài người bạn thuê một người quen ở huyện Từ Liêm nuôi lợn giúp trong chuồng nhà họ và chỉ cho ăn cám, gạo, rau, tuyệt đối không có chất tăng trưởng, kích thích.

Cứ lứa nọ kế lứa kia, thịt lợn nhà chị cũng luôn đầy đủ, chị tuyệt đối không mua thịt lợn ngoài chợ.

 

 

Cần khám sức khỏe định kỳ

T.S., B.S. Đặng Lịch (trưởng khoa tim mạch, bệnh viện Hữu Nghị) cho biết hiện nay, rằng người dân có thể chi rất nhiều tiền để ăn uống, làm đẹp, du lịch nhưng họ chưa có thói quen chi tiền để khám sức khỏe định kỳ (ít nhất 1 năm 1 lần).

Do đó, kể cả những người giàu có, tiền của rất nhiều nhưng khi đã phát hiện ra bệnh thì đã muộn. Lúc đó, không tiền nào có thể giúp họ mua lại được cuộc sống quý giá cho mình.

Ông lấy ví dụ: Một số bệnh ung thư nếu được phát hiện sớm sẽ chữa khỏi, không còn là “án tử” như suy nghĩ lâu nay của nhiều người.

 


 

Mang thực phẩm từ quê ra

Trong khi đó, một nguồn cung dồi dào và an toàn hơn là nguồn rau, thực phẩm từ các vùng nông thôn.

Nhiều người sinh sống, làm việc tại Hà Nội nhưng tuần nào người thân ở quê cũng gửi rau xanh, thực phẩm từ quê ra để ăn uống đảm bảo sức khỏe.

 

Người tiêu dùng cần lựa chọn kỹ lưỡng các loại thực phẩm để đảm bảo sức khỏe, tránh ăn uống tùy tiện, coi thường sức khỏe của mình. (Ảnh: N.A)


 

Chị Thanh, quê ở Bắc Ninh, cho biết chị mua sẵn gạo từ người hàng xóm và mỗi lần về quê chị sát dần để mang ra Hà Nội ăn dần.

“Đọc báo thấy gạo còn bị làm giả, hoặc bị phun thuốc để giữ khô lâu, không bị ẩm mốc mà tôi sợ quá. Bây giờ cái gì cũng độc hại, mình ăn sạch được cái gì thì đỡ cái đó”, chị Thanh cho hay.

Khi đăng tải loạt bài ăn uống vô độ, ăn uống mất vệ sinh, VietNamNet nhận được nhiều phản hồi của độc giả, trong đó có những ý kiến cho rằng người tiêu dùng cũng muốn ăn uống sạch sẽ, đủ chất nhưng rất khó thực hiện vì thực phẩm hiện nay rất khó đảm bảo chất lượng.

Trước vấn đề này, ông Trần Đáng, nguyên Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết, không phải ngẫu nhiên mà chọn được thực phẩm tốt.

Trong bối cảnh này, người tiêu dùng cần có kiến thức, kinh nghiệm về an toàn thực phẩm và dinh dưỡng để lựa chọn đúng đắn, đúng với tiêu chí “người tiêu dùng thông thái”.

Theo đó, cần biết cách chọn mua thực phẩm an toàn (phải xem kỹ các thông tin trên sản phẩm, có hiểu biết về thực phẩm).

Ví dụ thực phẩm chứa chất E102 (trong mì gói rộ lên trước đây) tuy được cho phép một liều lượng nhất định trong thực phẩm nhưng bản chất vẫn là một chất không tốt cho sức khỏe. Có thể dùng thực phẩm khác không có chứa chất này để sử dụng.

Người tiêu dùng còn phải biết chế biến các thực phẩm một cách an toàn. Ví dụ đơn giản nhất là nên rửa rau dưới vòi nước đang chảy để rau được sạch và không nên ngâm lâu để giữ lại vitamin trong rau.

Ngoài ra, người tiêu dùng cần biết cách sử dụng thực phẩm an toàn, không ăn thực phẩm sống, cần ăn chín uống sôi, rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

 

 

Ăn sạch, ăn đủ, ăn đúng nhu cầu dinh dưỡng

Bà Nguyễn Thị Lâm, Phó viện trưởng viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết để có sức khỏe tốt, ngoài chuyện ăn đảm bảo vệ sinh, thực phẩm không có hóa chất thì người dân cần thực hiện chế độ ăn khoa học, hợp lý, phòng được bệnh tật.

- Ăn không quá no (1.800-2.000kcal/ngày/người lao động nhẹ (dân văn phòng)

- Ăn nhiều rau xanh quả chín

- Đa dạng hóa các loại thực phẩm (tinh bột, đạm, vitamin, mỡ, … sử dụng các loại ngũ cốc rất tốt cho sức khỏe).

- Giảm ăn thịt, tăng ăn cá và đậu phụ (1 tuần có thể ăn 3 bữa cá), không ăn mặn.

- Có thể sử dụng gạo lức (hoặc gạo lật nảy mầm) có nhiều yếu tố chống oxy hóa, không nên ăn gạo quá trắng.

- Một ngày không uống quá 3 cốc bia.

 


 

Ngọc Anh

theo vietnamnet

 

 
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập95
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm93
  • Hôm nay72,371
  • Tháng hiện tại903,098
  • Tổng lượt truy cập92,076,827
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây