Học tập đạo đức HCM

Cách dùng đúng thuốc trị nấm

Thứ hai - 05/11/2012 08:55
Thuốc kháng nấm thường được bào chế theo 2 dạng, dạng có tác dụng toàn thân (thuốc uống, thuốc chích) hoặc dạng dùng ngoài thoa vào da, điều trị những vùng da bị nhiễm nấm.

Thuốc bôi ngoài da trị nấm không những làm giảm các triệu chứng bị nhiễm nấm chẳng hạn như ngứa, rát, da nứt nẻ mà còn có tác dụng tiêu diệt nấm. Tuy nhiên, nếu nấm hiện diện trong cơ thể hoặc việc sử dụng thuốc bôi thất bại thì phải dùng thuốc có tác dụng tòan thân. Những thuốc này dùng để trị candidiasis thường xảy ra ở cuống họng, âm đạo... hoặc những lọai bệnh nhiễm nấm nghiêm trọng hơn như histoplasmosis, blastomycosis và aspergillosis... vốn gây ảnh hưởng nặng nề tới phổi và những cơ quan khác trong cơ thể.
 
Những loại thuốc có tác dụng toàn thân như fluconazole, itraconazole, ketoconazole và miconazole chỉ được mua dùng khi có toa bác sĩ. Chúng được bào chế dưới dạng viên nén, viên nang, thuốc nước và thuốc chích. Riêng thuốc dùng ngoài thì đa số không cần toa bác sĩ và được bào chế với nhiều dạng như kem, thuốc mỡ, thuốc nước, thuốc bột, thuốc xịt...

Dạng kem và dạng thuốc nước bôi dùng ngoài thường có hiệu quả cao trong việc trị nấm ngoài da vì chúng tiếp xúc trực tiếp với vi nấm, ngay cả những con nấm khôn ngoan ẩn náo trong  những vết trầy, vết thương của da. Thuốc bột có đặc tính là hút ẩm, vì vậy thường được dùng ở những vùng ẩm ướt của cơ thể, chẳng hạn như vùng da giữa các ngón chân... Những loại thuốc kháng nấm dùng ngoài phổ biến bao gồm ciclopirox, clotrimazole, econazole, miconazole, nystatin, oxiconazole, terconazole và tolnaftate.
 
 Những người đang sử dụng thuốc kháng nấm mà uống rượu bia sẽ “gây khó dễ” cho gan, dạ dày... Vì vậy, tuyệt đối không sử dụng rượu bia hoặc các lọai dược phẩm có chứa cồn.

Điều quan trọng khi uống thuốc theo toa phải đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ, không được bỏ ngang nửa chừng. Những loại thuốc như itraconazole và ketoconazole cần phải được uống khi bụng no. Bệnh nhiễm nấm cần một thời gian dài mới có thể trị dứt, vì vậy bệnh nhân cần phải kiên trì sử dụng thuốc trong thời gian dài, có khi hàng tháng, cũng có khi cả năm, nếu đang uống thuốc mà bỏ ngang, bệnh nấm sẽ tái nhiễm và sẽ khó trị hơn. Thuốc dùng toàn thân hoạt động hiệu quả khi nồng độ thuốc trong cơ thể luôn ở mức hằng định. Điều này có nghĩa là thuốc phải dùng đều đặn, đúng giờ và đúng liều lượng. Nên dùng thuốc vào cùng giờ mỗi ngày, ví dụ như hôm nay uống lúc 7 giờ thì ngày mai cũng uống lúc 7 giờ, không nên quên liều thuốc. Trong khi sử dụng thuốc cũng cần phải đến bác sĩ thường xuyên để bác sĩ xem tiến triển bệnh cũng như dò xét những tác dụng phụ của thuốc trong suốt quá trình trị liệu.
 
Thuốc dùng ngoài thì dùng để bôi vào da, vào âm đạo... Khi sử dụng thuốc dùng ngoài cần tránh làm dính thuốc vào mắt. Rửa tay thật sạch bằng xà phòng thật kỹ sau mỗi lần thoa thuốc. Phụ nữ nào trong khi sử dụng thuốc mà biết mình có thai thì phải lập tức báo ngay cho bác sĩ, phụ nữ lên kế hoạch muốn có thai cần phải cho bác sĩ biết để được kê cho một loại thuốc thích hợp. Một số loại thuốc kháng nấm có thể đi vào tuyến sữa. Vì vậy, phụ nữ đang cho con bú cũng cần nên lưu ý và đực chỉ dẫn rõ ràng của thầy thuốc.
 
Những người đang sử dụng thuốc kháng nấm mà uống rượu bia sẽ “gây khó dễ” cho gan, dạ dày... Vì vậy, tuyệt đối không sử dụng rượu bia hoặc các lọai dược phẩm có chứa cồn. Sau khi ngưng thuốc cũng không nên vội vã uống rượu bia ngay mà phải chờ 2 ngày sau. Các thuốc kháng nấm khi sử dụng chung với một số loại thuốc khác sẽ xảy ra tương tác thuốc và làm tăng tác dụng phụ của thuốc. Tác dụng phụ thường thấy nhất ở thuốc kháng nấm là táo bón, tiêu chảy, buồn nôn, ói mửa, nhức đầu, xây xẩm, buồn ngủ... Những tác dụng phụ này có thể sẽ biến mất khi cơ thể dần dần tương thích với thuốc. Những tác dụng phụ rất hiếm gặp như rối loạn kinh nguyệt, phì đại vú ở đàn ông, rối loạn cương dương...
 
Thuốc kháng nấm dùng trong có thể gây tổn hại gan. Vì vậy, thông thường các bệnh nhân bị nhiễm nấm cần được kiểm tra gan xem gan có thể “chống chọi” được với thuốc hay không.
 
DS. NGUYỄN BÁ HUY CƯỜNG
(Khoa Dược- ĐH Murdoch – Úc)
Ngày 5/11/2012 - Theo VnExpress

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập285
  • Máy chủ tìm kiếm10
  • Khách viếng thăm275
  • Hôm nay23,253
  • Tháng hiện tại1,174,583
  • Tổng lượt truy cập88,529,653
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây