Học tập đạo đức HCM

Cách loại bỏ ký sinh trùng ở rau quả

Chủ nhật - 08/01/2017 11:06
Rau quả tươi là thực phẩm rất dễ bị hư hỏng do có chứa nhiều chất dinh dưỡng, nhiều nước, dễ bị lên men và là môi trường thích hợp cho vi sinh vật phát sinh, phát triển.

Rau quả tươi là thực phẩm rất dễ bị hư hỏng do có chứa nhiều chất dinh dưỡng, nhiều nước, dễ bị lên men và là môi trường thích hợp cho vi sinh vật phát sinh, phát triển. Ngoài ra, rau quả tươi hiện nay còn có nguy cơ rất cao tồn dư hoá chất kích thích tăng trưởng, chất bảo vệ thực vật, chất bảo quản... Vì vậy, cần lưu ý:

Cách chọn rau quả tươi

Hình dáng bên ngoài: Còn nguyên vẹn, lành lặn, không dập nát trầy xước, thâm nhũn ở núm cuống. Cảnh giác loại quá “mập”.

Chọn rau quả còn nguyên vẹn, lành lặn để đảm bảo ATVSTP.
 

Màu sắc: Có màu sắc tự nhiên của rau quả, không úa, héo. Chú ý các loại quả xanh hoặc có màu sắc bất thường.

Sờ, nắm: Cảm giác nặng tay, giòn chắc. Chú ý cảm giác “nhẹ bỗng” của một số rau xanh được phun quá nhiều chất kích thích sinh trưởng và hóa chất bảo vệ thực vật. Không có dính chất lạ: Rất nhiều loại rau quả còn dính hoá chất bảo vệ thực vật trên lá, cuống lá, núm quả, cuống quả…. đó là các vết lấm tấm hoặc vết trắng.

Mùi: Không có mùi lạ. Nếu lượng hóa chất bảo vệ thực vật tồn dư nhiều, ngửi thấy mùi hắc, mùi hóa chất bảo vệ thực vật .

Với quả: Có một số loại được ngâm tẩm chất bảo quản độc hại, nhìn ngoài vẫn có màu tươi đẹp, nhưng núm cuống hoặc thâm nhũn, hoặc còn dính hóa chất bảo vệ thực vật, khi bổ ra hoặc khi bóc vỏ thấy biến màu giữa lớp vỏ và thịt quả.

Do đó, trước khi sử dụng việc rửa rau quả là khâu quan trọng trong quá trình chế biến và trước khi ăn.

Rửa rau thế nào cho đúng cách?

Khi rửa rau, một số người dùng nước muối, pha thuốc tím hoặc các loại hóa chất rửa rau an toàn được quảng cáo trên thị trường… Nhưng thật ra, nếu sử dụng phương pháp này, rau xanh hoặc quả tươi chỉ được làm sạch một phần, chủ yếu là loại bỏ một số chất bẩn, hóa chất, vi khuẩn… còn ký sinh trùng gây bệnh thì rất khó làm sạch. Nếu dùng nước pha với muối, thuốc tím hoặc hóa chất tẩy sạch có nồng độ cao thì rau xanh sau khi rửa sẽ bị bầm dập, bớt xanh tươi, mùi vị có thể bị thay đổi.

Rửa rau dưới vòi nước chảy để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Vì vậy, cách rửa truyền thống, đơn giản nhưng bảo đảm an toàn vệ sinh nhất vẫn là rửa rau xanh có lá to dưới vòi nước sạch chảy mạnh.

Phải đảm bảo nước dùng để rửa phải sạch, rửa dưới vòi nước chảy từ 3 nước trở lên, sau đó tùy vào từng loại rau cần áp dụng khác nhau. Nếu là cọng rau lá to: như cải xanh, xà lách… thì phải bẻ ra từng nhánh, từng lá, để dưới vòi nước chảy mạnh một lúc lâu cho sạch hết ký sinh trùng nếu có. Lật tiếp qua bề mặt kia rửa tương tự như vậy. Sau đó bỏ vào thau, rửa lại bình thường một hoặc hai nước; Nếu là rau cọng nhỏ: như cải xoong, rau muống… thì để vào chậu rồi đảo qua, đảo lại nhiều lần, ít nhất cũng phải thay 5 - 6 nước như vậy. Nếu cần thiết có thể ngâm vào nước muối hoặc sục trong nước ozôn.

Quả tươi thì sau khi rửa dưới vòi nước sạch nhiều lần, trước khi ăn nên gọt vỏ.

Để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong tình hình hiện nay, các nhà hàng, quán ăn lớn có điều kiện nên rửa rau ăn sống bằng nước ozôn với nồng độ cao. Đối với các gia đình  khi mua rau về, dù là rau sạch bán ở các siêu thị vẫn phải rửa thật sạch, tốt nhất là rửa từng lá rau dưới vòi nước chảy nhiều lần để vi khuẩn, trứng ký sinh trùng và hoá chất còn bám trên rau trôi đi trước khi sử dụng.

Muốn tránh nhiễm ký sinh trùng, an toàn nhất là phải rửa rau sạch trước khi chế biến, đun nấu chín và không nên ăn rau sống, gỏi sống.

 

     

Nguyễn Khánh
theo suckhoedoisong.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập386
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm385
  • Hôm nay30,389
  • Tháng hiện tại156,951
  • Tổng lượt truy cập85,063,987
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây