Học tập đạo đức HCM

Cô gái Việt du lịch 25 nước với 700 USD

Chủ nhật - 16/09/2012 08:43
Vẻn vẹn 700 USD, Khánh Huyền đã du lịch 25 quốc gia ở châu Á, châu Phi. Trong 2 năm đi "phượt", cô gái Hà Nội đã học cách nấu nhiều món ăn, chèo thuyền, leo núi và tham gia đóng phim, viết báo...

Sau khi tốt nghiệp THPT chuyên Toán (ĐH Quốc gia Hà Nội), Nguyễn Thị Khánh Huyền (Huyền Chip) quyết định đi làm ngay mà không học đại học. Khi mệt mỏi với công việc tại Malaysia, cô nảy ra ý muốn du lịch một số nước. Song, chuyến đi đã kéo dài trong 2 năm, đưa cô đến 25 quốc gia.

"Hồi nhỏ, em từng nói với mẹ rằng con muốn đi vòng quanh thế giới. Lúc đó mẹ chỉ cười, coi như em nói đùa. Em cũng nghĩ đó là câu nói bộc phát, không cho rằng mình làm được. Nhưng thật bất ngờ em đã có chuyến đi dài như vậy", Huyền chia sẻ.

Tháng 5/2010, Huyền khởi hành từ Malaysia và rong ruổi khắp các nước châu Á, châu Phi. Ấn Độ đã hấp dẫn cô suốt 4 tháng, sau đó, Nepal 3 tháng, đất nước xinh đẹp Israel cũng níu giữ cô ở lại 3 tháng.

Khánh Huyền ở Ai Cập. Ảnh: NVCC

Trong 2 năm "phượt" qua nhiều vùng đất, cô luôn tìm cách tiết kiệm chi phí cho chuyến đi. Là thành viên của mạng lưới Couch Surfing trên thế giới (chuyên chia sẻ chỗ ở), nên Huyền được bạn trẻ các nước hỗ trợ chỗ ngủ miễn phí và giúp cô hòa nhập văn hóa, cuộc sống nơi đến. Cô cũng sẵn sàng ngủ ở những bến xe, trên đường, trên bãi biển miễn là nơi đó tạo cho cô cảm giác an toàn. Thậm chí không ít lần ngủ nhờ trong những đồn cảnh sát.

 

"Có lần em ngủ ở biển Đỏ (Israel), thời tiết ban ngày rất nóng, song không ngờ ban đêm lại rất lạnh, em phải mang hết quần áo trong ba lô ra mặc mà vẫn lạnh. Ở Nepal, em phải nhiều lần vào đồn cảnh sát xin ngủ nhờ. Phải giải thích rất lâu cho người ta biết là mình đang đi du lịch, có thể em trông hiền lành nên người ta thương tình", Khánh Huyền cười nói.

 

Cô cũng thường xuyên đi bộ, có ngày tới 40-50km, hoặc đi nhờ xe bởi theo Huyền "đi nhờ xe rất đơn giản, cứ đứng giữa đường bắt xe là người ta cho đi nhờ". Đáng nhớ là có lần cô đi nhờ một xe tải ở Etiopia và ngủ quên trên xe. Chiếc xe đưa cô đi qua nơi cần đến 200km và thả cô tại một thành phố xa lạ, chưa bao giờ nghe tên, song Huyền tại thấy đây là nơi thú vị sau khi tự khám phá thành phố trong vài ngày.

Cứ đi hết nơi này đến nơi kia, khi hết tiền ăn, cô lại tìm một công việc gì đó để làm. Ở Ấn Độ, cô đóng diễn viên quần chúng, đóng quảng cáo, ở Nepal cô tham gia tổ chức tiệc cho câu lạc bộ, viết bài cho một trang web ở Israel, làm việc ở sòng bạc Tanzania... Theo Khánh Huyền, đây là những công việc không phải hiểu biết sâu về chuyên môn, người chủ chỉ yêu cầu người làm hoạt bát, năng động, biết giao tiếp, bạo dạn giữa đám đông. Công việc đơn giản theo giờ, được trả công ngay nên cô vẫn có thời gian khám phá nơi đến.

"Mỗi ngày trôi qua của em đều có kỷ niệm, trải nghiệm khác nhau. Trong 2 năm du lịch, em đã học được nhiều thứ quan trọng không kém 12 năm học ở nhà trường", Huyền cho biết. Huyền đã biết được nhiều thứ như làm trang web, làm phim ở Ấn Độ, đạo Phật khi ở Tây Tạng. Cô cũng biết chèo thuyền, leo núi, nấu được những món ăn từ các quốc gia khác nhau, làm đồ trang sức từ những vật tái chế...

Khánh Huyền và những người bạn châu Phi. Ảnh:NVCC.

Đi "bụi" một mình song Huyền không bao giờ cảm thấy buồn, vì cô làm quen, kết bạn với dân địa phương rất nhanh. "Khi buồn thì em ra chợ tìm người địa phương làm quen. Vì đi một mình nên em không bao giờ ở khách sạn mà luôn tìm cách ở với người địa phương", Huyền Chip nói. Trên chuyến xe vào buổi tối ở Ấn Độ, một thanh niên rủ Huyền về gia đình ở một đêm. Song cô đã ở lại gia đình đó trong một tuần, được học cách nấu nhiều món ăn và tìm hiểu về văn hóa, phong tục, được gia đình đó tặng quà khi rời đi...

Trong những chuyến đi, Huyền cũng gặp không ít những tai nạn, rủi ro. Cô từng bị xe máy đâm vào gây rạn xương chân, phải dưỡng thương một tháng ở Nepal, cô cũng trải qua đợt ốm dai dẳng trong mùa đông ở Himalaya. Cô cũng từng bị cướp giật, móc túi, suýt bị bắt cóc...

 

Huyền nhớ lại lần đến biên giới Kenya và Somaliavào buổi tối, trên đoạn đường tối, cô đã bị một nhóm thanh niên dí dao vào cổ, giật balô. Mặc dù cô đuổi theo và hô hoán, song nhiều người xung quanh không giúp đỡ, thậm chí những bảo vệ tại một khách sạn bên đường cũng chỉ đứng nhìn. Lúc đó, cô rất bất lực, uất ức, cảm thấy mình rất đơn độc.

"Chuyến đi thực sự giúp em trưởng thành. Hoàn cảnh dạy em cách sống độc lập, thoải mái, khả năng thích nghi và chịu đựng. Những người trước đây thấy em rụt rè, đều bất ngờ khi thấy em bạo dạn, mạnh mẽ hơn nhiều", Huyền bày tỏ.

Nói về kinh nghiệm chuẩn bị trước khi "phượt", Huyền Chip chia sẻ, bạn không cần lên kế hoạch trước cho mỗi chuyến đi mà nên rèn luyện sức khỏe để có thể vượt qua những thay đổi về thời tiết, vất vả trên đường. Ngoài ra, trên đường đi nên dự phòng các tình huống bất trắc nếu xảy ra thì mình có cách giải quyết như thế nào.

Huyền kể, khi trở về nhà với làn da đen cháy nắng, tóc xơ xác mẹ cô rất xót xa, song bà lại yên tâm về khả năng tự lập của con gái. "Giới trẻ Việt Nam được gia đình bao bọc kỹ quá, họ thiệt thòi nhiều so với các nước khác trên thế giới. Ở nhiều nước, bạn trẻ luôn được gia đình tạo điều kiện để đi du lịch", Huyền nhận xét.

Dự định của Huyền là sẽ tới Nam Mỹ khoảng một năm. Cô cũng đang xây dựng một cổng thông tin du lịch, ấp ủ trở thành trang Lonely Planet cho người Việt. Cô cũng sắp phát hành một quyển sách mà tự cô viết về những trải nghiệm đã có.

Nguồn : vnexpress.net

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập166
  • Hôm nay42,982
  • Tháng hiện tại970,855
  • Tổng lượt truy cập93,348,519
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây