Ngay từ sáng sớm, nhân dân 4 xã: Mai Phụ, Thạch Kim, Thạch Bàn, Thạch Hải và du khách thập phương đã về tham dự lễ khai hội. Sau phần khai hội, các đoàn tổ chức dâng hương, cúng tế. Nét mới của lễ hội từ vài năm trở lại đây là phần dâng hương của dòng tộc họ Lê tại Hà Tĩnh, thể hiện sự tri ân của thế hệ con cháu dòng họ Lê đối với vị anh hùng dân tộc của dòng họ.
Trước đó, phần hội diễn ra với các hoạt động chính như: Giải bóng chuyền nữ của 10 xã vùng bãi ngang huyện Thạch Hà; các trò chơi dân gian như: đi cầu kiều, đi cà kheo; đêm thơ nhạc chào mừng lễ hội do nhân dân 4 xã phối hợp với UBND huyện tổ chức. Đến đây du khách ngoài việc tham gia các hoạt động còn được đắm mình trong danh thắng Quỳnh Viên - Nam Giới - Cửa Sót. Thắng cảnh nơi đây gắn liền với sự tích kỳ ngộ trên bãi sông để nên duyên vợ chồng của công chúa Tiên Dung và Chử Đồng Tử và vườn Quỳnh Viên của Chử Đồng Tử.
Lễ tế rước của dòng tộc họ Lê tại Hà Tĩnh là nét mới của lễ hội từ vài năm nay |
Phần lễ diễn ra trong 3 ngày (19 - 21/6, tức 1-3/5 AL) với nhiều nghi thức phong phú, thể hiện văn hóa tâm linh, tín ngưỡng của người dân nơi đây. Ngày 20/06 sẽ tổ chức kỷ niệm 566 năm ngày mất của Lê Khôi. Ngày 21/06, nhân dân 4 xã: Mai Phụ, Thạch Kim, Thạch Bàn, Thạch Hải sẽ tổ chức lễ rước kiệu, tàn lọng, cờ và đồ tế khí từ đền vọng về đền chính; đồng thời làm lễ tế Kỵ Lê Khôi.
Lễ hội Đền Chiêu Trưng được đánh giá là có quy mô nhất, khai thác được nhiều yếu tố văn hóa truyền thống mang đậm phong tục, đặc điểm của cư dân vùng biển. Đây là dịp giới thiệu về thân thế sự nghiệp và công lao của danh tướng Chiêu Trưng đại vương Lê Khôi trong lịch sử chống giặc Minh xâm lược. Lê Khôi quê ở xã Lam Sơn, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa, là con thứ của vua Lê Thái Tổ. Năm 1418, quân Minh xâm lược nước ta, Lê Khôi đã sớm ý thức được lòng yêu nước khi sớm tham gia cuộc khởi nghĩa chống quân Minh do vua cha khởi nghĩa. Trong các trận đánh Kha Lưu, Xương Giang… ông cùng với tướng lĩnh đã bắt sống tướng Đô Ty, Chu Kiệt, chém tướng Hoàng Thanh và đánh cho viên tướng Thôi Tụ, thượng thư Hoàng Phúc khiếp đảm…
Năm 1446, Lê Khôi đem quân đi dẹp loạn. Đại quân của ông đi đến đâu chiến thắng đến đó. Nhưng trên đường trở về, ông đã lâm bệnh nặng rồi mất tại núi Long Ngâm, làng Dương Luật - nay là xã Thạch Bàn. Biết tin, triều đình nhà Lê đã làm quốc tang và an táng thi hài ông tại chóp núi Long Ngâm và cho lập đền thờ tại đó. Năm 1487, Lê Khôi được vua Lê Thánh Tông tặng phong là Chiêu Trưng đại vương. Đền Lê Khôi gồm ba tòa được xây dựng năm Đinh Mão (1477) một năm sau khi ông mất, đến nay sau nhiều lần trùng tu song vẫn giữ được dáng vẻ ban đầu. Từ chân núi leo lên các bậc đá hai bên cây cối cổ thụ um tùm sừng sững hai cột nanh của đền. Một số nhà nghiên cứu cho rằng các đường nét khắc chạm ở đền Lê Khôi in đậm phong cách nghệ thuật điêu khắc đầu thế kỷ 17 đến nay vẫn còn được bảo tồn.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;