Học tập đạo đức HCM

Cảnh giác táo nhập nhiễm độc

Thứ hai - 18/06/2012 20:58
Hiện nay, các loại táo Trung Quốc được nhập khẩu vào thị trường nước ta rất nhiều. Trong khi đang có thông tin nông dân Trung Quốc thường sử dụng túi có chứa hoạt chất bảo vệ thực vật độc hại để bọc táo từ lúc còn non.

Táo ướp thuốc sâu

Vấn đề này được nêu ra tại cuộc họp giao ban về tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm do Bộ NN-PTNT tổ chức sáng 18-6 tại Hà Nội. Trong những ngày qua, các phương tiện ở Trung Quốc đưa tin thương hiệu táo nổi tiếng Hồng Phú Sĩ được trồng ở TP Yên Đài thuộc tỉnh Sơn Đông (Trung Quốc) đã được bọc trong túi nhựa tẩm thuốc trừ sâu cực độc từ khi còn xanh tới lúc chín. Ông Nguyễn Xuân Hồng, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật cho biết Trung Quốc đã thu giữ 2,7 triệu chiếc túi bọc táo, đóng cửa, xử lý những xưởng sản xuất loại túi độc hại kể trên. Những chiếc túi vừa bị thu giữ chứa 2 hoạt chất tuzet và asomate cực độc.

Theo ông Hồng, táo Hồng Phú Sĩ hay còn được gọi là táo đỏ Fuji chiếm 40% lượng cung cấp trên thị trường thế giới. Ngay khi có thông tin trên, Indonesia và Nhật Bản đã yêu cầu Trung Quốc kiểm tra, giám sát chặt chẽ. Nếu phát hiện được có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên loại táo đỏ Fuji các quốc gia trên sẽ ngừng nhập khẩu ngay.

Trong khi đó, các cơ quan chức năng thừa nhận trên thị trường Việt Nam từ nhiều năm nay đã tràn ngập các loại táo từ Trung Quốc. Từ loại táo đỏ Fuji được bán trong các siêu thị, cửa hàng hoa quả tới những loại táo bột thông thường được bán ở chợ. Thậm chí, nhiều cửa hàng, siêu thị còn nhập táo Fuji về dán mác táo Nhật, Australia để dễ tiêu thụ.

Chỉ là “trấn an”

Tuy nhiên, ông Nguyễn Xuân Hồng lại nói rằng, lượng táo Fuji Trung Quốc nhập vào Việt Nam không đáng kể. Hiện tại, phần lớn trái cây Trung Quốc sang Việt Nam bằng chính ngạch và được cơ quan chức năng trong nước giám sát, kiểm soát chặt chẽ, kể cả lấy mẫu phân tích dư lượng thuốc trừ sâu, chất bảo quản. Hiện táo là một trong những loại trái cây được lấy mẫu thường xuyên kiểm nghiệm để đánh giá độ an toàn đối với người sử dụng. Kết quả kiểm tra mới nhất cho thấy, có khoảng 30% mẫu táo chứa dư lượng thuốc bảo vệt thực vật nhưng đều nằm dưới ngưỡng cho phép.

Mặc dù vậy, người tiêu dùng vẫn không khỏi phân vân. Bởi thực tế trên thị trường đang tràn ngập các loại táo nhập về từ Trung Quốc. Do đó, không thể nói Việt Nam nhập khẩu ít. Chưa kể tình trạng táo Fuji Trung Quốc bị các doanh nghiệp, cửa hàng, siêu thị lập lờ “đánh lận con đen” sang táo Nhật Bản, Australia.

Ngoài ra, theo Tổng cục Hải quan, hiện nay các loại trái cây nhập vào Việt Nam khá thông thoáng, vì không còn bị áp thuế suất nữa. Trong khi việc kiểm tra tại các cửa khẩu đối với trái cây mới chỉ xem xét ở mức độ dịch gây hại, còn muốn kiểm tra dư lượng cụ thể phải gửi mẫu về Hà Nội hoặc TPHCM để phân tích. Thế nên, khi có kết quả các lô hàng đã đi sâu vào nội địa và được bày bán trên thị trường.

Phúc Hậu

 

 
 

Tại cuộc họp, ông Phạm Văn Đông, Phó cục trưởng Cục Thú y cho biết ngày 17-6, lực lượng liên ngành gồm Bộ đội Biên phòng và thú y cửa khẩu đã bắt giữ 94,8 tấn nầm dê thối, có xuất xứ từ bên kia biên giới. Trước đó, ngày 6-6, lực lượng này đã bắt giữ 650kg nầm heo thối. Chưa kể nhiều vụ do các đơn vị chức năng ở phía Nam bắt quả tang.

Trước thực trạng này, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát yêu cầu Cục Thú y phối hợp với các lực lượng liên ngành để tìm ra đầu mối, đường dây của việc buôn bán thịt thối. “Cần làm rõ những động cơ khiến các đối tượng buôn bán loại thực phẩm bẩn này bất chấp mọi giá để vận chuyển, ngoài lợi nhuận liệu còn động cơ nào khác” - Bộ trưởng Cao Đức Phát đặt ra nghi vấn. Còn với một số thực phẩm có nguồn gốc thực vật như táo, lê… nhập khẩu, Bộ trưởng Cao Đức Phát yêu cầu Cục Bảo vệ thực vật sớm làm việc với các cơ quan chức năng Trung Quốc, đề nghị phối hợp cùng kiểm soát. 

* Sáng 18-6, Cơ quan Công an thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh cho biết vừa kiểm tra xe khách 53S-2446 lưu thông theo hướng Hà Nội - TPHCM, phát hiện xe vận chuyển gần 600kg sản phẩm động vật (chủ yếu là bò - ảnh) đang trong thời gian phân hủy, bốc mùi hôi thối khó chịu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

 

V.Phúc - D.Quang

Theo SGGP

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập321
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm320
  • Hôm nay31,761
  • Tháng hiện tại236,613
  • Tổng lượt truy cập85,143,649
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây