Học tập đạo đức HCM

Phòng chống ngộ độc thực phẩm từ ngôi nhà của bạn

Thứ tư - 21/03/2012 00:16
Cứ 20 phút ở nhiệt độ bình thường, vi khuẩn gây tiêu chảy lại tăng số lượng gấp đôi và sẵn sàng gây bệnh cho gia đình bạn bất cứ lúc nào.

Vi khuẩn đến từ đâu?

 

Phòng chống ngộ độc thực phẩm từ ngôi nhà của bạn
 Vi khuẩn E.Coli
Bạn không thể nhìn thấy, ngửi hoặc nếm được chúng, nhưng thế giới xung quanh bạn tiềm tàng hàng triệu vi khuẩn. Hầu hết các vi khuẩn đều vô hại, nhưng một số lại rất nguy hiểm với sức khỏe con người, đặc biệt là trẻ em. 

Vi khuẩn E.Coli và Salmonella là mối đe dọa lớn với hệ thống tiêu hóa. Đặc biệt, chúng phát triển mạnh trên thực phẩm có nguồn gốc protein như thịt sống, cá, gia cầm, trứng…, trong môi trường ẩm ướt, kém vệ sinh và nhất là khi bạn không rửa tay trước khi chế biến thực phẩm.

 

Vi khuẩn chết khi nào?

Khi đun thức ăn ở nhiệt độ trên 80 độ C, đa số các vi khuẩn đã được tiêu diệt. Nhưng nếu để thực phẩm ở nhiệt độ bình thường quá 2 tiếng, các vi khuẩn đã có thể gây nguy hiểm, bởi lúc này, chúng bắt đầu sản sinh các độc tố và bạn có đun tới 100 độ C thì chúng vẫn không bị tiêu diệt.

Do vậy, sau khi mua thức ăn tươi về, bạn hãy cất ngay vào tủ lạnh, nhưng tốt nhất là nên chế biến chín thức ăn rồi mới cất vào tủ lạnh.

Các bà mẹ cũng cần lưu ý rằng: nhiệt độ trong tủ lạnh và kể cả ngăn đông cũng chỉ có khả năng làm chậm lại quá trình tăng trưởng của vi khuẩn, chứ không thể giết chết hoặc làm giảm độc tố của chúng. 

Ở nhiệt độ âm 18 độ C, vi khuẩn thương hàn vẫn sống được 6 tháng, vi khuẩn tụ cầu vàng sống được trong 5 tháng. 

Còn ở nhiệt độ âm 6 độ C, dù sau 90 ngày, các vi khuẩn tả, thương hàn, lỵ trực khuẩn,…vẫn sống bình thường. Do vậy, khi gặp môi trường nhiệt độ thường, chúng lập tức hoạt động trở lại.

Nhà bếp có đủ sạch?

 

Phòng chống ngộ độc thực phẩm từ ngôi nhà của bạn
Vi khuẩn có thể tồn tại vài tiếng đồng hồ và lây lan sang thức ăn.

Vi khuẩn có thể tồn tại trên mặt bếp vài tiếng đồng hồ và lây lan sang các loại thực phẩm xung quanh. Chính vì vậy, các bà mẹ nên giữ mọi thứ trong bếp thật sạch sẽ. Hãy cẩn thận khi tiếp xúc và chế biến thịt sống, không sử dụng chung thớt để chế biến thịt sống và thịt chín. Sau khi dùng, bạn nên cọ rửa thớt thật kĩ càng bằng xà phòng và tráng sạch bằng nước nóng.

 

Ngoài ra, bạn đừng quên việc giặt khăn lau nhà bếp bằng nước nóng, khử trùng miếng bọt biển rửa bát thường xuyên và nên thay mới sau 3 tuần sử dụng.

Minh Chi

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập510
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại846,809
  • Tổng lượt truy cập92,020,538
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây