Học tập đạo đức HCM

Quá choáng với tiết lộ của một nông dân trồng dưa chuột

Thứ hai - 05/08/2013 03:23
“Dưa chuột là loại rau quả mà người trồng phun nhiều thuốc trừ sâu nhất, nếu không phun thì chỉ có mất mùa. Cách 2-3 ngày lại phun thuốc một lần. Trước khi hái xuống đem bán còn phun thêm một loại thuốc để quả đẹp mã. Ruộng dưa nào trồng để bán thì người trồng không bao giờ hái về để nhà ăn”, bác Nhường - một người chuyên trồng dưa chuột tiết lộ.
Dưa chuột "ngậm" thuốc trừ sâu, kích thích
 
Cùng với đậu đũa, dưa chuột là một trong những loại rau của được liệt vào danh sách tồn dư hóa chất độc hại rất lớn.
 
Mặc cho các cơ quan chức năng, các phương tiện truyền thông đưa ra khuyến cáo về tính độc hại đối với sức khỏe của việc dùng hóa chất khi nuôi trồng các loại rau củ, quả,… nhưng vì lợi nhuận trước mắt đa số người trồng dưa chuột phớt lờ khuyến cáo này.
 
Theo tiết lộ của bác Nhường, một người trồng dưa chuột ở Hải Dương, dưa chuộc là loại cây “ăn” nhiều thuốc trừ sâu và thuốc kích thích nhất. Khi cây bắt đầu đậu quả thì cứ 2-3 ngày lại phải phun thuốc 1 lần, càng gần đến ngày thu hoạch càng phun với mật độ dày đặc. Nước tưới thì có thể tuần tưới 1 lần, nhưng thuốc trừ sâu thì phải “dải” liên tục. Có khi hôm trước phun, hôm sau đã hái quả đem bán.
 
Dưa chuột là loại rau quả được "tắm" thuốc trừ sâu nhiều hơn cả... tưới nước.
 
"Còn muốn dưa chuột nuột, quả căng mọng thì đơn giản, chỉ cần phun thuốc “tăng phọt” vào dưa trước khi hái khoảng 1 đêm, sang hôm sau quả sẽ đẹp ngay", vừa nói bác Nhường vừa đưa cho PV một gói thuốc nhỏ hơn gói dầu gội đầu, vỏ bao bì chi chit chữ Trung Quốc, không hề có một dòng chỉ dẫn nào bằng tiếng Việt.
 
“Ngoài thuốc trừ sâu thì loại thuốc kích thích tăng trưởng này hầu như người trồng dưa chuột nào cũng dùng. Loại thuốc kích thích này có thể dễ dàng mua được ở các cửa hàng chuyên bán thuốc bảo vệ thực vật. Giá khoảng 9000-1000 đồng/ gói. Người mua hầu hết ưa hình thức nên phải dùng loại này để bắt mắt”, bác Nhường tiết lộ thêm.
 
Khi PV thắc mắc: Có những người bán dưa chuột vừa ngồi bán vừa cầm quả dưa không gọt vỏ “vô tư” ăn để chứng thực dưa của mình là dưa sạch, không phun thuốc trừ sâu, hành động của họ liệu có đáng tin, hay chỉ là một cách “câu khách”, và chẳng nhẽ để “câu khách” họ sẵn sàng “đùa” với sức khỏe của mình?. thì nhận được câu trả lời: “Đó là hành động “đánh lận con đen” đấy. 
 
Trong giỏ của người bán luôn có một gói dưa khác, là loại dưa chuyên trồng để nhà ăn hoặc để “làm hàng”. Loại dưa này họ không sử dụng một loại thuốc bảo vệ thực vật hay thuốc tăng trưởng nào. Là loại rau quả sạch. Nếu quả dưa này được để chung với loại dưa bày bán thì người bán sẽ “đánh dấu” để chọn đúng quả đó cầm ăn. Dưa bán ngoài chợ đa phần là dưa có phun thuốc”, bác Nhường cho biết.
 
Thuốc có nguồn gốc Trung Quốc?
 
PV đem gói thuốc mà bác Nhường cung cấp đến hỏi một cán bộ làm việc tại Viện Nghiên cứu Rau quả trực thuộc Đại học Nông Nghiệp I thì được vị này cho biết: Đây là thuốc GA3. Tên khoa học của nó là Giberellin. Từ trước đến nay, loại thuốc này có nhiều khả năng trong việc kích thích tăng trưởng cây, lá phát triển nhanh... .
 
Hiện một số cửa hàng có bán thuốc GA3. Nhưng theo quy định, thuốc bán phải có thông tin bằng tiếng Việt. Việc bán thuốc toàn bằng tiếng Trung Quốc có thể là nhập lậu, theo đường tiểu ngạch nên khó kiểm soát độ an toàn.
 
Ngoài thuốc trừ sâu, thuốc "tăng phọt" cũng là loại "thức ăn" không thể thiếu mà người trồng dưa cung cấp cho sản phẩm của mình
 
Theo thông tin trên nhãn thuốc cho thấy, độ tinh khiết chỉ 75%. Điều này đồng nghĩa thuốc còn nhiều chất phụ gia trong quá trình sản xuất.
 
Nếu ăn dưa chuột có phun thuốc trừ sâu và thuốc "tăng phọt" không rửa kỹ, không gọt vỏ thì bị ngộ độc với các triệu chứng nôn mửa, chóng mặt đau đầu là điều chắc chắn. Thực tế, có người ăn dưa sau khi đã cẩn thận ngâm rửa bằng các loại dung dịch mà vẫn bị ngộ độc như thường.
 
Vì vậy để tránh ngộ độc, người tiêu dùng nên lựa chọn dưa chuột được chứng nhận là loại rau củ sạch, bán trong các cửa hàng rau sạch hoặc các siêu thị lớn.
 
Người trồng vì lợi nhuận mà bất chấp thủ đoạn, người mua dù biết độc hại nhưng vẫn vô tư sử dụng. Có lẽ chính sự “vô tư” của người mua phần nào tiếp tay cho hành động xấu của người cung cấp.
 
Theo tintucnongnghiep.com
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập176
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm173
  • Hôm nay26,823
  • Tháng hiện tại673,151
  • Tổng lượt truy cập88,028,221
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây