Hỗ trợ NLĐ khó khăn do thiếu việc làm
Theo ông Tạ Trung Việt - Phó Chủ tịch CĐ NNPTNT VN - do tình hình suy thoái kinh tế toàn cầu, ảnh hưởng bởi cắt giảm đầu tư công và thời tiết khắc nghiệt, dịch cúm gia cầm H5N1... nên các DN trong ngành NNPTNT gặp rất nhiều khó khăn. Hậu quả là đã có 4.500 LĐ trong số 120.000 LĐ
trong toàn ngành thiếu việc làm, dẫn tới đời sống bản thân họ và gia đình rất khó khăn. Bởi vậy, một trong những nhiệm vụ trọng tâm của CĐ NNPTNT VN là tăng cường hướng hoạt động về cơ sở, chỉ đạo CĐCS phối hợp cùng chuyên môn tìm cách hỗ trợ những NLĐ thiếu việc làm trong ngành để họ đứng vững trước những khó khăn về đời sống.
Về vấn đề này, ông Việt cho biết, từ việc vận động của CĐ các cấp trong hệ thống CĐ NNPTNT VN, đến nay hầu hết các DN có NLĐ thiếu việc làm trong ngành vẫn được DN đóng BHXH, DN vẫn mua BHYT cho NLĐ; đáng nói là nhiều DN như TCty Càphê VN, TCty CP Tư vấn xây dựng thủy lợi VN... còn hỗ trợ lương cơ bản cho NLĐ trong thời gian NLĐ nghỉ việc.
Ông Việt cho hay: “Một trong những nét mới trong hoạt động của CĐ NNPTNT VN là CĐ ngành và CĐ các TCty đã phối hợp làm việc với các DN trong việc tuyên truyền làm cho DN và NLĐ hiểu rõ mối quan hệ chặt chẽ giữa họ, qua đó vận động DN thực hiện hài hòa giữa việc chia cổ tức cho các cổ đông và trả lương cho NLĐ. Việc phân chia “miếng bánh” công bằng, phần nào có lợi hơn cho NLĐ không những tạo niềm tin và sự phấn khởi cho NLĐ mà còn giúp cho DN có điều kiện để thực hiện tốt hơn việc hỗ trợ cho những NLĐ thiếu việc làm trong DN”.
Không những nỗ lực hỗ trợ NLĐ thiếu việc làm, trước ảnh hưởng của lũ, bão và dịch cúm gia cầm, dịch sâu bệnh... mà NLĐ trong ngành là một trong những đối tượng bị thiệt hại nặng nề nhất, hằng năm CĐ ngành đã phối hợp với Bộ NNPTNT ký văn bản kêu gọi các đơn vị và cá nhân trong ngành đóng góp ủng hộ và đã thu được nhiều tỉ đồng để ủng hộ những nạn nhân bị thiên tai, dịch bệnh.
Sẽ có thêm những nghiệp đoàn mới
Mối quan tâm của CĐ NNPTNT VN là việc sản xuất theo mùa vụ khiến cho không ít NLĐ trong ngành khó có được việc làm ổn định thường xuyên. Đơn cử như CN ngành chè và CN ngành mía đường, mỗi năm chỉ có 6 tháng có việc làm ổn định, 2 tháng tham gia bảo dưỡng máy móc, nhà xưởng, còn lại gần như không có việc làm. Việc các nông, lâm trường đang tiếp tục chuyển đổi mô hình quản lý, giao đất, giao rừng thực hiện cơ chế khoán cũng gặp không ít khó khăn trong việc xác định giá trị vườn cây.
Trong khi đó, NLĐ hưởng lương theo mức khoán nên thu nhập thấp hơn cũng có nhiều băn khoăn cần đến sự giúp đỡ của CĐ và các ngành chức năng. Cũng theo ông Tạ Trung Việt, để góp phần giúp NLĐ trong ngành ổn định việc làm và đời sống, CĐ NNPTNT VN đã dành thời gian nghiên cứu và đang hướng tới việc thành lập nghiệp đoàn những người trồng mía và nghiệp đoàn những người trồng rừng.
Về việc chuẩn bị thành lập 2 nghiệp đoàn này, ông Việt khẳng định: “Điều này sẽ có lợi cho cả NLĐ trong các ngành trồng mía và trồng rừng, đồng thời có lợi cho các nhà máy trong ngành cần các nguyên liệu này để phục vụ cho sản xuất. Tôi tin rằng, khi có nghiệp đoàn, chủ tịch nghiệp đoàn sẽ đứng ra thỏa thuận, ký với các DN về cung cấp sản lượng nguyên liệu, chất lượng nguyên liệu, đảm bảo đúng mùa vụ cũng như vấn đề bao tiêu cho NLĐ. NLĐ và nhà máy không phải thu mua qua trung gian”.
Theo laodong.com.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;