Học tập đạo đức HCM

Người cao tuổi Khmer tỉnh Kiên Giang: Tích cực xây dựng nông thôn mới

Thứ năm - 14/03/2013 05:35
Tỉnh Kiên Giang có 15 huyện, thị xã, thành phố, 124.647 hội viên NCT, trong đó NCT đồng bào Khmer chiếm 12% có nhiều hoạt động tích cực nhằm phát huy vai trò, vị trí làm nòng cốt xây dựng đời sống văn hóa, xây dựng nông thôn mới…
 

 

Thực hiện cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư", hội viên NCT đồng bào Khmer tích cực hưởng ứng và là lực lượng nòng cốt vận động gia đình, con cháu thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Có hơn 1.500 NCT tham gia cấp ủy đảng, chính quyền, các ban ngành đoàn thể; gần 2.000 NCT tham gia tổ an ninh khu phố, ấp; hòa giải hàng nghìn vụ việc. Tiếp tục học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, các cấp Hội phối hợp với Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên vận động đồng bào Khmer xây dựng trên 600 loại hình CLB dưỡng sinh, đờn ca tài tử, CLB hát chùa kê; xây dựng mô hình HTX nông nghiệp, CLB giúp nhau xóa nghèo, xây dựng nông thôn mới...

Từ năm 2012 đến nay, hội viên NCT Khmer tỉnh đóng góp hàng tỉ đồng, phối hợp với chính quyền làm mới và sửa chữa trên 2.000 căn nhà cho NCT nghèo; nâng cấp gần 10.000 km đường giao thông; xây gần 30 cây cầu; trồng trên 300.000 cây xanh các loại, hàng vạn cây tràm, đước... Nhiều hộ NCT Khmer nghèo được vay vốn buôn bán, chăn nuôi trở thành khá giả. Đời sống tinh thần, vật chất của bà con được nâng lên. 100% người 80 tuổi trở lên được trợ cấp xã hội hằng tháng và BHYT. Năm 2012 có gần 6.000 NCT Khmer được chính quyền các cấp tổ chức chúc thọ, mừng thọ, tặng quà; 92% hộ NCT đạt gia đình văn hóa, "Tuổi cao - Gương sáng"; 0,5% NCT Khmer được công nhận nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi. NCT Khmer còn nêu gương sáng xây dựng gia đình hiếu học, khuyến học, khuyến tài; vận động con cháu đẩy mạnh sản xuất, thực hiện sinh đẻ có kế hoạch, chăm lo tốt sức khỏe và lo cho con cháu học hành thành đạt, xây dựng đời sống văn hóa, bảo vệ môi trường; giáo dục con em, giữ gìn thuần phong mĩ tục, chống mê tín dị đoan, thực hành tiết kiệm, áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất, xây dựng nếp sống văn hóa trong việc cưới, việc tang, lễ hội; giáo dục con cháu giữ gìn đạo đức, lễ phép với ông bà, cha mẹ xóa bỏ tập quán lạc hậu từ đó truyền thống của đồng bào Khmer đi vào nền nếp, góp phần vào sự tiến bộ ở địa phương. 
 

BCH Hội NCT tỉnh Kiên Giang tổ chức Hội nghị triển khai xây dựng đời sống 
văn hóa khu dân cư, xây dựng nông thôn mới.
Xã vùng sâu Thới Quản, huyện Gò Quao có đông đồng bào Khmer sinh sống, kinh tế chủ yếu là nông nghiệp. Hằng năm lễ hội Ok Om Bok tổ chức vào tháng 10 âm lịch, thu hút đông đảo nhân dân tham gia. Hội NCT huyện phối hợp tổ chức nhiều hoạt động tạo không khí vui tươi, sôi nổi; thành lập nhiều đội văn nghệ quần chúng, đầu tư đạo cụ, nhạc cụ truyền thống và hoạt động thường xuyên. Hệ thống các điểm biểu diễn văn hóa, đọc báo, đài truyền thanh công cộng được xây dựng góp phần truyền tải thông tin và nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân. Các chính sách về y tế, giáo dục trong vùng đồng bào Khmer cũng được quan tâm. Huyện có Trường Dân tộc Nội trú quy mô đào tạo 250 học sinh. Các điểm trường phổ thông được đầu tư xây dựng khang trang, tỉ lệ trẻ em trong độ tuổi đến trường đạt trên 96%. Bệnh viện Đa khoa huyện, Trạm Y tế các xã và thị trấn được xây dựng và nâng cấp sửa chữa, trang thiết bị đạt chuẩn.

 

Ông Nguyễn Phong Tam, Chủ tịch Hội NCT tỉnh cho biết: NCT Khmer luôn sống mẫu mực, gương mẫu và truyền dạy kinh nghiệm sống cho con cháu. Phát huy vai trò NCT ở cộng đồng của đồng bào Khmer cũng là trọng tâm của công tác Hội. Với phương châm "Sống vui, sống khỏe", Hội NCT tỉnh Kiên Giang phối hợp với các sở, ngành để NCT đồng bào Khmer được tham gia đóng góp công sức, trí tuệ góp phần tích cực xây dựng đời sống văn hóa, xây dựng nông thôn mới ở địa phương.

Bài và ảnh Mai Văn Bé Em

 

 
Theo nguoicaotuoi.org.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập725
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại769,842
  • Tổng lượt truy cập93,147,506
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây