Học tập đạo đức HCM

Hương khê: Mô hình trồng nấm sò hiệu quả kinh tế

Thứ sáu - 27/12/2013 03:54
Những năm gần đây, phong trào trồng nấm cho hiệu quả kinh tế đang được người nông dân Hương Khê xem là hướng đi mới. Nhiều xã đã thành công trong việc vận động người dân áp dụng KHKT vào trồng nấm, một nghề còn rất mới mẻ của người dân Hương khê.
Mô hình trồng nấm của gia đình chị Trần Thị Bình- xóm Bình Thái- xã Hương Bình là một trong những mô hình cho thu nhập cao, tạo công ăn việc làm cho 15-17 lao động tại địa phương.

Mô hình trồng nấm có hiệu quả kinh tế cao của chị Trần Thị Bình Xóm Bình Thái- Xã Hương Bình
            Mô hình trồng nấm sò của chị Trần Thị Bình đã được duy trì và phát triển  khá lâu.  Cách đây 7 năm, lúc đó chị còn làm việc cho trung tâm phát triển Hương Bình, sau khi trung tâm này giải thể, chị nghỉ việc và về làm nông như trước đây. Tuy nhiên làm nông nghiệp quá vất vả mà thu nhập lại thấp.  Ko bằng lòng với cuộc sống nghèo khó, chị thấy mình có biết chút ít kĩ thuật trồng nấm được học khi làm ở trung tâm, cùng số vốn ban đầu tự có của gia đình. Vợ chồng  chị mạnh dạn tìm mua giống nấm sò có chất lượng ở Hà Nội. Có nguồn được nguồn giống, chị    tận dụng nguồn rơm rạ của gia đình để phát triển mô hình. Trung bình mỗi vụ  nấm kéo dài gần 6 tháng, quá trình làm nấm phải đảm bảo đúng kĩ thuật. Những lúc thời tiết nắng hay mưa quá nhiều chị đều phải theo dõi cẩn thận để đảm bảo đúng độ ẩm cho nấm sinh trưởng tốt . Trao đổi với chúng tôi Chị Trần Thị Bình-xóm Bình Thái –Hương Bình cho biết : “ Khi bước vào vụ nấm, chị phải thu hoạch rơm rạ thật sạch, phơi khô sau đó khử trùng qua vôi và ủ rơm Đến 15 ngày sau đó khi rơm rạ chín mới đóng bầu. 20 ngày tiếp, men chín mới rạch bầu  và treo. Qúa trình  ủ rơm cho đến khi nấm ra chừng 1 tháng. Tthời gian thu hoạch  nấm khoảng 1,5 tháng”
Đến thời điểm này, gia đình chị đã  có 2 gian nhà trồng nấm với 1.000 bầu nấm sò. Mỗi vụ nấm chị thu hoạch khoảng 6 lứa, tương đương khoảng 6.000 bầu nấm, với  sản lượng nấm trên gần 2 tấn. Trừ chi phí và tiền công trả cho 15-17 lao động thời vụ,  gia đình thu về  gần 40 triệu đồng/ mỗi vụ nấm, cao hơn  nhiều lần so với làm nông nghiệp mà chi phí đầu vào ít, thời gian thu hoạch nhanh. Sắp tới,  gia đình chị đang có kế hoạch mở rộng thêm 4 gian nhà trồng nấm với trên 2.400 bầu nấm sò nữa . Sau 6 năm trăn trở với nghề trồng nấn, đến nay chị Bình đã dần  khẳng định được vị thế, sản phẩm nấm sò sạch, cung cấp cho địa bàn thị trấn và các xã lân cận.  Đánh gái hiệu quả mô hình trồng nấm của chị Bình, đ.c Lê Xuân Điều- PCT UBND xã Hương Bình cho biết: “mô hình trồng nấm của gia đình chị Bình đã có cách dây 7-8 năm, đã cho hiệu quả kinh tế. Đến mùa sản xuất nấm, có nhiều người đến mua  nấm của gia đình chị Bình nhập cho thị trường. Bình quân mỗi ngày chị Bình thu 400-500 ngàn từ nấm. Phương hướng tới, xã sẽ nhân rộng các mô hình trồng nấm. Bên cạnh đó, có sự hỗ trợ của Nhà nước mà cụ thể là chủ trương của huyện hỗ trợ cho các mô hình trồng nấm, chúng tôi sẽ  vận dụng dể có thêm nhiều mô hình trồng nấm như mô hình của chị Bình”
Mô hình trồng nấm sò của gia đình chị Trần Thị Bình- xóm Bình Thái- xã Hương Bình là một trong số vài mô hình tiên phong trông công nghệ trồng nấm ở huyện Hương khê và khẳng định được hiệu quả của nó. Đây là nhân tố điển hình có tác động tích cực đến với người dân trong xã Hương Bình nói chung, huyện nhà nói riêng, mở ra hướng phát triển kinh tế mới, tăng thu nhập cho gia đình, tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động nhàn rỗi tại địa phương,góp phần chung tay XD NTM./.
 
Hồng Hạnh- Trí Quân
Nguồn: huongkhe
 
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập106
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm103
  • Hôm nay31,761
  • Tháng hiện tại226,522
  • Tổng lượt truy cập85,133,558
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây