Học tập đạo đức HCM

Khai thác tiềm năng 3 vùng sinh thái, nâng cao giá trị cho nông sản Kỳ Anh

Thứ bảy - 15/08/2020 05:53
Khai thác tiềm năng, lợi thế, đẩy mạnh cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất chuyên canh, liên kết chuỗi giá trị là hướng đi chiến lược trong nhiệm kỳ mới nhằm nâng cao giá trị gia tăng cho nông sản Kỳ Anh (Hà Tinh).

Tăng quy mô sản phẩm trên 3 vùng sinh thái

Trong chiến lược tái cơ cấu ngành nông nghiệp, huyện Kỳ Anh đã mở rộng quy mô sản xuất với các loại cây chủ lực phù hợp với điều kiện vùng sinh thái của từng địa phương, vùng miền. Nhờ đó, 5 năm qua (2015 - 2020) giá trị sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp đạt 1.873,4 tỷ đồng, tăng 26,7% so với năm 2015.

Khai thác tiềm năng 3 vùng sinh thái, nâng cao giá trị cho nông sản Kỳ Anh

Trồng chè theo tiêu chuẩn VietGAP đang được người nông dân Kỳ Trung, huyện Kỳ Anh tích cực hưởng ứng nhờ năng suất, chất lượng cao.

Ông Vũ Trung Tiến - Chủ tịch UBND xã Kỳ Thượng cho biết, 5 năm qua, xã tập trung lãnh đạo, hỗ trợ người dân hấp thu tối đa chính sách để đầu tư trồng mới 80 ha chè, nâng tổng diện tích lên 175 ha, trong đó có trên 100 ha tiêu chuẩn VietGAP. Mở rộng diện tích trồng chè gắn với sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP là kết quả ấn tượng trong phát triển nông nghiệp Kỳ Anh 5 năm qua.

Trưởng phòng NN&PTNT huyện Lê Văn Trọng cho biết, đến cuối nhiệm kỳ 2015-2020, tổng diện tích chè đạt 497 ha, trong đó, 280 ha chè kinh doanh được sản xuất theo quy trình VietGAP; sản lượng chè búp tươi đạt 2.800 tấn/năm. Với hiệu quả vượt trội, giai đoạn mới, huyện phấn đấu trồng mới 200 ha chè/năm; đồng thời lựa chọn nguồn giống phẩm cấp cao để tăng giá trị trên đơn vị diện tích.

Khai thác tiềm năng 3 vùng sinh thái, nâng cao giá trị cho nông sản Kỳ Anh

Xã Lâm Hợp có hơn 3.500 rừng sản xuất.

Vùng thượng Kỳ Anh cũng đã hình thành các loại cây trồng chủ lục như: 1.400 ha sắn nguyên liệu, sản lượng 27.000 tấn/năm gắn với nhà máy chế biến tinh bột; 1.100 ha cây ăn quả các loại; 25.000 ha rừng sản xuất.

Vùng đồng bằng phát triển các sản phẩm lúa, rau màu hàng hóa theo hướng liên kết, sản xuất cánh đồng lớn, sản xuất hữu cơ. Các xã vùng biển, cùng với đánh bắt, chế biến thủy sản, hiện có 750 ha nuôi trồng thủy sản đang được chuyển hướng nuôi thâm canh, nuôi tôm sinh học.

Đầu tư nâng tầm giá trị sản phẩm

Kỳ Anh là huyện đầu tiên trong toàn tỉnh xây dựng thành công mô hình Hội quán chế biến hải sản liên xã (huyện Kỳ Anh và TX Kỳ Anh) nhằm mở rộng và nâng tầm sản phẩm OCOP. Hội quán đã đi vào hoạt động được 5 tháng với 60 thành viên tham gia “cùng nghĩ, cùng làm, cùng hưởng”, trong đó có 6 thành viên đã xây dựng thành công 8 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao, 4 sao.

Khai thác tiềm năng 3 vùng sinh thái, nâng cao giá trị cho nông sản Kỳ Anh

Trang trại cam Khe Xai (Kỳ Sơn) - sản phẩm đầu tiên của vùng thượng Kỳ Anh được công nhận đạt OCOP 3 sao.

Trong chiến lược phát triển nông nghiệp nhiệm kỳ mới, huyện tập trung nâng giá trị đối với hầu hết các sản phẩm chủ lực. Trong đó, thay thế diện tích chè kém hiệu quả, mở rộng diện tích sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP; vận động các tổ chức, cá nhân trồng rừng nguyên liệu chất lượng cao (theo chứng chỉ quốc tế FSC).

Khai thác tiềm năng 3 vùng sinh thái, nâng cao giá trị cho nông sản Kỳ Anh

HTX Thu mua và Chế biến thủy hải sản Trung Khang (Kỳ Khang) có 2 sản phẩm được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao vào cuối năm 2019.

Tổ chức liên kết sản xuất, hình thành sản phẩm OCOP như: ruốc chua, cá mờm rim, bánh đa ở các xã đồng bằng và vùng biển; cam Khe Xai, cam Khe Nu (Kỳ Sơn), cam Cao Phong, quýt xốp (Kỳ Thượng), nón lá (Kỳ Thư), gạo ngon Hà Phong, ổi Kỳ Đồng, tôm Kỳ Thọ... Đến nay, Kỳ Anh đã có 12 sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn 3 sao.

Khai thác tiềm năng 3 vùng sinh thái, nâng cao giá trị cho nông sản Kỳ Anh

Bánh đa chợ Cầu (Kỳ Châu) đang được tập trung xây dựng sản phẩm OCOP cấp tỉnh.

Ông Lê Văn Trọng cho biết thêm, huyện Kỳ Anh tiếp tục quy hoạch, hình thành các vùng sản xuất chuyên canh, liên kết chuỗi sản phẩm hàng hóa chủ lực ở các vùng sinh thái theo 3 cấp độ: nhóm sản phẩm chủ lực quốc gia; nhóm sản phẩm chủ lực tỉnh; nhóm sản phẩm đặc thù địa phương.

Từ đó, khai thác mạnh mẽ hơn nữa tiềm năng, lợi thế, mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao giá trị gia tăng cho nông sản, phấn đấu đưa bình quân giá trị sản phẩm chủ lực trên một ha từ 88 triệu đồng hiện nay tăng lên trên 120 triệu đồng vào năm 2025.

Theo Vũ Viễn/baohatinh.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập473
  • Hôm nay66,236
  • Tháng hiện tại725,563
  • Tổng lượt truy cập93,103,227
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây