Học tập đạo đức HCM

Blockchain, kế hoạch cho một nền kinh tế mới

Thứ ba - 27/03/2018 04:00
Blockchain đã được giới đam mê công nghệ “rỉ tai” nhau trong nhiều năm qua, song năm 2017 mới thật sự là năm bùng nổ của công nghệ này. Vậy blockchain là gì? Và ứng dụng của nó đối với lĩnh vực chăn nuôi sẽ ra sao?

Khái niệm

Có thể nói blockchain là công nghệ mới, phức tạp về mặt kỹ thuật, nhưng tác động của công nghệ này lên giao dịch nói chung, hàng hóa nông sản nói riêng sẽ rất sâu rộng. Cụ thể, blockchain là mạng lưới giao dịch ngang quyền, máy tính nối máy tính và không có trung tâm quản lý với các đặc trưng chính là: Mỗi bên trong mạng lưới là một bên tham gia vào chuỗi giá trị, chẳng hạn một nhà giao dịch, một đại lý, một nông dân/người cung cấp, hoặc người mua; bất cứ hai bên nào cũng có thể cùng nhau tạo ra một “yêu cầu giao dịch”, ví dụ để tiến hành, xác nhận hoặc thanh toán cho một giao dịch, hoặc lên lịch hoặc thực hiện giao hàng; yêu cầu này sẽ được mã hóa để bảo vệ khỏi khả năng bị xem trộm. Do vậy, trong mạng lưới giao dịch ngang quyền này, một bên thứ ba không liên quan không thể nhìn thấy nội dung của một yêu cầu giao dịch; tất cả các giao dịch của mỗi bên cụ thể được ghi nhận và có thể truy xuất chi tiết; tất cả các giao dịch treo được nhóm lại vào một “khối”; các bên xác nhận khối này thông qua một số thuật toán đồng thuận về mặt kỹ thuật. Thuật toán này ghi nhận khối các giao dịch để tham chiếu trong tương lai. Từ điểm này trở đi, giao dịch không thể hủy bỏ và không thể bị thay đổi trừ khi cả hai bên đồng thuật với nhau; mỗi khối kết nối với các khối trước đó để tạo thành một chuỗi, do đó “blockchain” giống như một sổ cái ghi nhận tất cả các giao dịch đã thực hiện, đã phân phối trên toàn mạng lưới. Có nghĩa là blockchain không vận hành dựa vào một trung tâm quản lý, trong khi tính an toàn vẫn được đảm bảo chống lại giả mạo phi pháp hoặc các sửa đổi đơn phương. 

Có thể hiểu nôm na rằng, blockchain sẽ có những lợi ích và ứng dụng cho giao dịch hàng hóa nông sản, cũng như chăn nuôi gồm: 

- Truy xuất trở lại các mạng lưới, sử dụng các hợp đồng thông minh để tập hợp các xác nhận và triển khai thanh toán hoặc kế toán theo phương pháp tự động hóa; xóa bỏ các quy trình trung gian, cải thiện tính hiệu quả, giảm rủi ro gian lận hoặc phân bổ sai tiền mặt và tối ưu hóa vốn lưu động. 

- Các giải pháp truy xuất hàng hóa vật chất, bao gồm xác định vị trí hàng hóa vật chất, xác định nguồn gốc và chất lượng hàng hóa, truy xuất và vận chuyển trực tiếp hoặc bảo quản, cũng như chứng minh quyền sở hữu hàng hóa ở tất cả các điểm trong chuỗi thời gian từ nông trại tới người tiêu dùng. 

- Các giải pháp giao dịch hàng hóa vật chất sẽ thay đổi thông tin chủ sở hữu hàng hóa thông qua các liên kết với các vận đơn, hóa đơn nhà kho, hóa đơn vận tải… 

- Giao dịch hàng hóa thông minh cung cấp tính thanh khoản và kênh marketing phi tập trung, kết nối các hợp đồng giá trị gia tăng cho tài chính, đầu cơ và hậu cần trong môi trường minh bạch hóa thông tin. 

- Chuỗi thương mại và cung ứng cho phép các nhà cung cấp, nông dân, các nhà thu mua và các nhà giao dịch ghi nhận tài chính về tồn kho và các khoản thanh toán ngắn hạn nhanh hơn với chi phí thấp hơn hình thức thư tín dụng truyền thống. 

- Các giải pháp kiểm toán và tuân thủ nguyên tắc xác minh các giao dịch sử dụng sổ cái được phân phối giúp hoạt động kiểm toán định kỳ nhanh hơn và rẻ hơn. 

  

Ứng dụng truy xuất nguồn gốc

Truy xuất nguồn gốc là một phần không thể thiếu trong tương lai của ngành nông nghiệp nói chung và chăn nuôi thế giới nói riêng. Với những tiện ích thông minh mang lại, blockchain sẽ mang lại gì cho ngành chăn nuôi?  Các chuyên gia đã thảo luận về blockchain và nhu cầu về một lượng lớn danh sách ngày càng tăng các hồ sơ được liên kết và đảm bảo sử dụng mật mã. Blockchain được đánh giá là công nghệ cho phép chúng ta có thể hoàn toàn làm được điều đó mà không phải lo lắng về việc thông tin bị rò rỉ ra ngoài. Các chuyên gia cũng đồng ý rằng blockchain sẽ đóng vai trò rất quan trọng trong các hệ thống thực phẩm trong tương lai. Ông Aidan Connolly, Giám đốc sáng tạo và Phó chủ tịch mảng kinh doanh của Công ty tại Alltech cho rằng: “Với công nghệ này, việc truy xuất nguồn gốc và an toàn thực phẩm sẽ không còn là vấn đề gây khó khăn nữa và hứa hẹn một sự thay đổi không hề nhỏ trong diện mạo ngành chăn nuôi nói riêng và nông nghiệp nói chung”. Theo các chuyên gia, sự thay đổi trong quan điểm của người tiêu dùng cũng là một trong những yếu tố làm thay đổi nền chăn nuôi thế giới trong những thập kỷ tới. Sự thay đổi này là một việc tốt cho ngành công nghiệp thực phẩm nói riêng và ngành chăn nuôi nói chung. Theo đó, người tiêu dùng hiểu biết rõ ràng và cặn kẽ hơn nhiều về mối liên hệ giữa những gì họ ăn với sức khỏe của họ và đó là một sự thay đổi tích cực. Thực phẩm thực sự phản ánh giá trị của họ, và đây có lẽ là thách thức lớn nhất đối với ngành công nghiệp thực phẩm truyền thống không chỉ bởi vì người tiêu dùng muốn những thực phẩm với giá cả phải chăng mà họ còn muốn những thực phẩm của mình có một giá trị, mục đích nhất định khi ăn vào và họ cũng sẵn sàng chi trả cho các sản phẩm thực sự giá trị. Chính những thay đổi trong hành vi tiêu dùng sẽ mang đến một cơ hội lớn cho những nông dân biết nắm bắt cơ hội. Thay vì thông qua các công ty chế biến và các công ty phân phối thực phẩm, người nông dân chăn nuôi bây giờ có thể tiếp thị trực tiếp các sản phẩm của trang trại mình đến thẳng người tiêu dùng và giá trị sản phẩm của họ đương nhiên sẽ được tăng cao thông qua blockchain. 

Aidan Connolly, Giám đốc sáng tạo và Phó Chủ tịch mảng kinh doanh của Công ty Alltech cho rằng: “Có 8 công nghệ kỹ thuật số đang từng bước chuyển đổi ngành chăn nuôi, gồm: Robot, máy bay do thám, blockchain, internet kết nối vạn vật, công nghệ thực tế ảo, công nghệ tương tác thực tế. Đây chính là những công nghệ dưới góc độ phần cứng hoặc phần mềm có thể giúp chúng tôi hiểu rõ điều gì đang xảy ra với con vật của mình”.
Nguồn: nguoichannuoi.com.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập404
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại868,020
  • Tổng lượt truy cập92,041,749
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây