Học tập đạo đức HCM

Cảnh giác với Wifi Free

Thứ hai - 28/05/2012 21:43
Wifi công cộng không còn xa lạ, thậm chí một quán cà phê bình dân cũng treo biển “Wifi Free” để thu hút người vào quán. Điều này phản ánh sự cần thiết của Internet trong đời sống cũng như sự đa dạng các thiết bị kết nối không dây. Tuy nhiên, tại các điểm truy cập Wifi miễn phí, rất ít người dùng cảnh giác trước nguy cơ mình có thể bị đánh cắp thông tin cá nhân và lộ nhiều thông tin khác…

Nhiều cách ăn cắp thông tin

Thực tế rất nhiều người phải nhắn tin bằng điện thoại di động đến toàn bộ người quen thông báo rằng “nick hay acc của mình bị hack” và còn “la làng” nhiều thông tin quan trọng đã bị mất mà không biết mình bị mất nick, acc hay mất dữ liệu ở nơi nào. Trong khi đó, một cảnh báo của công ty chuyên về bảo mật không dây AirDefense cho biết, các hiểm họa lừa đảo tài chính (phishing scam) đang rình rập tại nhiều điểm truy cập mạng không dây Wifi công cộng như ở sân bay, siêu thị, cà phê Wi-Fi, khách sạn, nhà ga…

Thực tế tội phạm mạng thường thiết lập ra nhiều trang web giả danh các trang web đăng nhập dịch vụ của các nhà cung cấp Wifi chính hiệu, có khả năng lừa người dùng log-in vào các trang web độc này để ăn cắp các thông tin nhạy cảm và sau đó sẽ tung vào máy tính người dùng khoảng 45 loại virus độc khác nhau. AirDefense nhận định rằng người dùng mạng không dây tại các trạm hotspot ở siêu thị, quán cà phê, khách sạn, sân bay… hầu như chẳng biết gì về hiểm họa mà các hacker Wifi “dạo” có thể gây ra.

Còn hãng bảo mật Symantec cảnh báo: “Nếu ai đó có thể xâm nhập vào đường kết nối dữ liệu của bạn thì hắn có thể đọc được bất kỳ thông tin nào bạn gửi ra, dù là thông tin trong email hoặc tên và mật khẩu của bạn”. Tội phạm mạng có thể chiếm tín hiệu sóng không dây của một hotspot với một tên mạng “giả mạo” hợp lệ của riêng chúng và sau đó thay thế trang đăng nhập bằng một trang khác tương tự như thế. 

Do đó người dùng sẽ bị lừa phỉnh cung cấp thông tin cho mạng “nhân bản” giả mạo này thay vì cho nhà cung cấp điểm hotspot. Khi người dùng đã ở trong điểm hotspot giả mạo thì nhiều nguy cơ người dùng sẽ bị chuyển hướng tới các website lừa đảo cũng như những website có virus, hoặc thậm chí bạn sẽ bị lừa để tạo một tài khoản mới và cung cấp thông tin thẻ tín dụng hoặc những thông tin cá nhân quan trọng khác.

55% thiết bị di động không “tự bảo vệ”

Hầu hết dữ liệu lưu trữ trên các thiết bị di động có thể dễ dàng rơi vào tay tội phạm mạng, đó là kết luận đáng báo động được đưa ra bởi các chuyên gia Kaspersky Lab. Hãng bảo mật này đã tiến hành khảo sát gần 9.000 người sử dụng các thiết bị kết nối không dây.

Kết quả của cuộc khảo sát cho thấy có 70% số người sử dụng máy tính bảng và 35% số người sử dụng điện thoại di động sử dụng mạng Wifi công cộng để truy cập Internet. Đây là cách phổ biến nhất để có thể truy cập vào Internet, được dùng cùng với các mạng di động. Có 58% những người tham gia khảo sát truy cập Internet theo cách này để truyền tải dữ liệu.

Tuy nhiên, nhiều người sử dụng không biết sự nguy hiểm của các mạng WFi miễn phí, đặc biệt là việc chuyển dữ liệu qua các đường link có thể dễ dàng bị tội phạm mạng chặn lại, bao gồm cả việc đăng nhập vào hệ thống ngân hàng trực tuyến. Việc tội phạm mạng ngăn chặn các dữ liệu tài chính được xem là mối lo ngại lớn nhất của hơn 60% người sử dụng.

Cuộc khảo sát cũng cho thấy rằng có khoảng một nửa các máy tính bảng và một phần tư các điện thoại di động hoặc Smartphone có cài đặt các biện pháp bảo mật (chiếm 28% tổng số các máy tham gia khảo sát). Có 82% người sử dụng cài đặt các phần mềm chống virus cho máy tính để bàn và laptop của mình.

Trong khi đó, hiện tại trên thị trường có rất nhiều  ứng dụng bảo vệ cho các thiết bị di động nhưng ít ai quan tâm, nhất là trên Smartphone và máy tính bảng, đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới thực trạng mất an toàn khi truy cập Wifi Free.

 


 
 

Những điều cần lưu ý khi sử dụng Wifi Free

- Nếu khi bật thiết bị cầm tay và trong list các mạng Wifi bắt được có rất nhiều cái tên khác nhau, hãy chỉ chọn những mạng mà mình biết rõ nguồn gốc, không nên kết nối tới những mạng Wifi lạ mà không có mật khẩu bảo vệ cho dù mạng đó có chất lượng đường truyền tốt hơn cái bạn vẫn thường dùng.

- Luôn sử dụng những mạng Wifi có đặt mã bảo vệ WPA hoặc WPA2 để đảm bảo an toàn, cho dù vấn đề mật khẩu với 1 hacker không phải là cái gì đó quá khó khăn nhưng dù sao chắc chắn nó sẽ vẫn an toàn hơn 1 mạng wifi công cộng không có gì bảo vệ.

- Luôn sử dụng những phần mềm diệt virus tin cậy để đề phòng các phần mềm keylog được gửi qua Wifi tới các máy trong mạng.

- Hạn chế tối đa sử dụng mạng Wifi công cộng để mua bán hay trao đổi bất cứ thứ gì liên quan đến tài khoản cá nhân khi đang sử dụng mạng Wifi công cộng, bởi đây sẽ là nguyên nhân chính khiến người dùng có thể mất tài khoản ngân hàng hay các tài khoản dịch vụ mạng quan trọng khác…

- “Chìa khóa” để các hacker có thể xâm nhập vào máy của người dùng chủ yếu nhờ phát tán những phần mềm keyloger có khả năng mở cổng sau trên tường lửa, các phần mềm này chủ yếu được phát tán qua hình thức download, nên cần cẩn trọng đến tất cả những tập tin lạ yêu cầu tải về máy.

Theo SGGP
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập721
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại769,838
  • Tổng lượt truy cập93,147,502
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây