Học tập đạo đức HCM

Quản lý cộng đồng trong nuôi tôm, hướng đi mới cho Nuôi trồng thủy sản ở Hà Tĩnh

Thứ ba - 05/06/2012 23:06
Nuôi trồng thủy sản nói chung và nuôi tôm nói riêng ở Hà Tĩnh trong những năm gần đây có nhiều phát triển vượt bậc. Tuy nhiên cùng với những thành tựu đó thì vấn đề phát triển nuôi ồ ạt, thiếu quy hoạch và thiếu kiểm soát đang làm cho môi trường nuôi ngày càng ô nhiễm. Vì vậy quản lý môi trường đang được đặt lên hàng đầu để mang lại hiệu quả cao cho nghề nuôi tôm. "Quản lý cộng đồng vùng nuôi tôm là hướng đi mới cho phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững ở Hà Tĩnh".
   Để các tổ chức và cá nhân có trách nhiệm hơn trong việc bảo vệ môi trường khu vực nuôi tôm, nhiều vùng nuôi đã thành lập tổ nuôi tôm cộng đồng có sự chỉ đạo của chính quyền địa phương và ngành chủ quản. Nhiều HTX nuôi trồng thuỷ sản cũng đã được thành lập đưa việc nuôi tôm phát triển có quy hoạch, kế hoạch và được kiểm soát chặt chẽ.           Đến nay, toàn tỉnh đã phát triển được hàng chục tổ nuôi tôm cộng đồng và HTX nuôi trồng thuỷ sản. Trước tình trạng nguồn nước ngày càng ô nhiễm, việc nuôi tôm riêng lẻ theo từng hộ rất khó kiểm soát việc xử lý môi trường.
          Mặt khác, nếu không có sự hỗ trợ của tổ nuôi tôm cộng đồng, các hộ sản xuất riêng lẻ khó tiếp cận được với nguồn giống chất lượng, thức ăn, thị trường đầu ra cho sản phẩm...
           Khi tham gia vào tổ nuôi tôm cộng đồng, các hộ nuôi thống nhất thả giống cùng một thời gian, cùng một loại con giống và cùng thực hiện đồng bộ các giải pháp kỹ thuật như vệ sinh ao hồ, xử lý môi trường nước, các thành viên được tham gia các lớp tập huấn về kỹ thuật nuôi tôm, hội thảo đầu bờ, tham quan các mô hình sản xuất tôm đạt hiệu quả cao, xử lý môi trường tốt....
          Các hộ nuôi trong tổ chung sức nhau đầu tư cả về cơ sở vật chất và kỹ thuật như chung kinh phí xử lý dịch bệnh và cùng nhau dập dịch nên hạn chế được dịch bệnh xảy ra và nâng cao hiệu quả sản xuất.
          Các tổ nuôi tôm cộng đồng đều đã xây dựng những quy định cụ thể về phát triển và bảo vệ sản xuất tại khu vực nuôi tôm. Tình đoàn kết giữa các thành viên trong tổ được nâng cao và xuất hiện nhiều cách làm hay trong việc tương trợ lẫn nhau trong sản xuất. Trong trường hợp dịch bệnh xảy ra thì kịp thời thông tin cho nhau để có biện pháp xử lý đúng quy trình hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật; đồng thời, các thành viên trong tổ cùng góp kinh phí để hỗ trợ dập dịch cho hộ có tôm bị bệnh.
          Tuỳ theo mức độ bị bệnh nặng hay nhẹ mà mức đóng góp này nhiều hay ít nhưng điều đáng ghi nhận ở đây là sự chung sức này đã sớm tạo thành sức mạnh đẩy lùi được các loại dịch bệnh xảy ra đối với tôm. Tham gia tổ nuôi tôm cộng đồng, ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường của các hộ nuôi cũng được nâng cao bởi họ thường xuyên được trao đổi thông tin về thời tiết, mùa vụ, giá cả thị trường, tình hình dịch bệnh và kinh nghiệm phòng, trị bệnh; phòng, chống thiên tai và bảo vệ tài sản…
          Việc thành lập các tổ nuôi tôm cộng đồng còn đạt được mục đích xây dựng thương hiệu vùng nuôi sạch, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan chức năng kiểm tra, cấp chứng nhận sản phẩm đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, thuận lợi trong việc bảo vệ thương hiệu chất lượng sản phẩm cho cộng đồng, nâng cao uy tín sản phẩm, góp phần cùng nhau tạo sức mạnh trong việc bán sản phẩm mang tính cạnh tranh cao trên thị trường. Mối quan hệ giúp đỡ lẫn nhau trong sản xuất được xiết chặt, tình làng nghĩa xóm được gắn bó hơn nhờ họ biết tương trợ nhau trong sản xuất, từ đó cũng góp phần làm ổn định tình hình an ninh trật tự ở các vùng nuôi tôm trên cát ven biển.
         
                                            Chi cục NTTS Hà Tĩnh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập111
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm110
  • Hôm nay20,359
  • Tháng hiện tại213,746
  • Tổng lượt truy cập85,120,782
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây