Học tập đạo đức HCM

Công nghệ cao - Giải bài toán biến đổi khí hậu

Chủ nhật - 22/01/2017 00:57
Với việc áp dụng công nghệ cao, Israel đã tạo nên kỳ tích cho ngành thủy sản của nước họ. Vậy, khi biến đổi khí hậu đã và đang tác động rõ nét, liệu ngành thủy sản Việt Nam học được gì để chuyển mình?
 

Nuôi cá lồng theo công nghệ Đan Mạch Ảnh: Xuân Trường

Nuôi cá lồng theo công nghệ Đan Mạch  Ảnh: Xuân Trường 

Tác động

Theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam nằm trong nhóm 5 quốc gia chịu ảnh hưởng lớn nhất do biến đổi khí hậu (BĐKH). Trong đó, Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long chịu ảnh hưởng nặng nhất. Khi nước biển dâng cao 1 m, ước chừng 5,3% diện tích tự nhiên, 10,8% dân số, 10,2% GDP, 10,9% vùng đô thị, 7,2% diện tích nông nghiệp và 28,9% vùng đất thấp sẽ bị ảnh hưởng. Những năm gần đây, các hiện tượng thời tiết cực đoan như hạn hán, lũ lụt, xâm nhập mặn, nước biển dâng… đang không ngừng gia tăng tại nhiều tỉnh/thành phố. 

Như vậy có nghĩa là, BĐKH sẽ làm kiệt quệ ngành nông nghiệp nếu không có những giải pháp kịp thời.

Bài học công nghệ

Có thể nói, ngành thủy sản nước ta đang phụ thuộc quá nhiều vào điều kiện tự nhiên, các hình thức nuôi trồng chưa có sự đầu tư cao. Do vậy, mới bị thiệt hại nặng nề và không thích ứng kịp với BĐKH như hiện nay. Bởi, nhìn vào Israel - một đất nước có điều kiện tự nhiên vô cùng khắc nghiệt, 2/3 diện tích lãnh thổ là sa mạc, còn lại là đồi núi đá trọc, khí hậu cực kỳ khô hạn. Nhưng quốc gia này luôn biết cách áp dụng công nghệ cao để tăng năng suất nông nghiệp, đặc biệt là công nghệ nuôi cá trên sa mạc.   

Đâu là nguyên nhân? Ông Ali Yhia - một quan chức của Bộ Ngoại giao Israel, chia sẻ: “Bí quyết để Israel phát triển là trí tuệ cộng với sự đoàn kết. Israel thật sự coi trọng đầu tư phát triển giáo dục đào tạo và phát triển nghiên cứu khoa học công nghệ”. Chìa khóa cho thành công của ngành nuôi trồng thủy sản Israel nằm ở việc biết được ở đâu có nguồn nước dồi dào, biết cách tối đa hóa lợi ích của từng giọt nước.  Chính công nghệ đã giúp Israel có thể nuôi cá biển trong đất liền, đặc biệt là trên sa mạc. Hệ thống nuôi trồng thủy sản sử dụng thiết bị lọc sinh học và vi khuẩn đặc biệt để xử lý nước thải sản sinh trong quá trình nuôi cá, vì thế không ảnh hưởng đến môi trường. Các trang trại nuôi cá của người Israel sẽ tái sử dụng lại 99% nước và lọc những chất thải của cá làm phân bón cho cây trồng. Nhờ đó sản phẩm cá của họ là siêu sạch, vì không phải sử dụng thuốc kháng sinh, cá không bị nhiễm virus, vi khuẩn, ký sinh trùng và các loại chất độc khác. 

Như vậy, có thể kết luận rằng, chính “công nghệ” đã giúp Israel được mệnh danh là “thung lũng Silicon” của thế giới trong lĩnh vực nông nghiệp với 95% là khoa học, chỉ 5% lao động và trở thành quốc gia xuất khẩu nông sản hàng đầu thế giới.

Công nghệ cao là đích đến

Trong năm qua, tại các cấp bộ, ngành, các địa phương đã tiến hành nhiều giải pháp nhằm thúc đẩy việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp như Bạc Liêu, An Giang, Bắc Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu… Không nói đâu xa, các doanh nghiệp của nước ta từ lâu cũng đã ứng dụng công nghệ cao vào trong sản xuất giống, nuôi trồng thủy sản và thu lại được những thành quả vượt trội. Nổi bật như Tập đoàn Việt - Úc với dự án nuôi tôm siêu thâm canh trong nhà kín; Công ty TNHH TM&SX Trúc Anh áp dụng thành công mô hình nuôi tôm siêu thâm canh 2 giai đoạn ứng dụng công nghệ Biofloc. Hay mô hình CPF-Combine Program của Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam. Đây là những mô hình áp dụng công nghệ cao và quản lý môi trường ao nuôi bằng chế phẩm sinh học nhằm tạo nên tôm giống sạch bệnh, nước sạch và đáy ao sạch… 

Tại An Giang, nhờ công nghệ tiên tiến từ Israel đã giúp cho việc sản xuất tôm càng xanh toàn đực có những bước tiến tích cực; Hay nuôi cá lồng theo công nghệ Đan Mạch đã và đang mở ra hướng đi mới cho nghề nuôi trồng thủy sản bền vững ở Thừa Thiên - Huế... 

Với những đóng góp quan trọng của công nghệ đối với ngành nông nghiệp nói chung và ngành thủy sản nói riêng, Bộ NN&PTNT đã xác định công nghệ cao sẽ là bước tiến vững chắc, là hướng đi quyết định sự phát triển ngành thủy sản nước ta cho những năm tiếp theo. 


>>Mới đây, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã quyết định dành gói tín dụng 50.000 tỷ đồng ưu đãi cho việc phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Cách làm này sẽ góp phần thay đổi ngành nông nghiệp Việt Nam từ sản xuất truyền thống sang công nghệ cao, từ ngành có giá trị gia tăng và tốc độ tăng trưởng thấp sang ngành có giá trị vượt trội. Đồng thời, hình thành chuỗi giá trị nông nghiệp hiệu quả. 
Lê Cung 
 

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập233
  • Hôm nay77,363
  • Tháng hiện tại913,606
  • Tổng lượt truy cập92,087,335
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây