Học tập đạo đức HCM

Đánh giá kết quả Chương trình 02-CTr/TU quý I/2013: Còn nhiều bất cập

Thứ bảy - 06/04/2013 05:31
Triển khai Chương trình 02-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về phát triển nông nghiệp, XDNTM, từng bước nâng cao đời sống người dân, nhiều huyện, thị xã đã chủ động tổ chức xây dựng, thực hiện chương trình, xác định nội dung trọng tâm đột phá và đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, quá trình thực hiện nảy sinh một số bất cập, hạn chế từ cơ chế chính sách đến nhận thức của một bộ phận cán bộ, người dân...

Bức tranh NTM hiện rõ

Có thể khẳng định, Hà Nội đã và đang có nhiều nỗ lực trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, XDNTM, nâng cao đời sống nhân dân, đặc biệt là nhiều huyện, thị xã đã phát động các chương trình hưởng ứng phong trào “Toàn dân chung sức XDNTM” khá sôi nổi, mạnh mẽ. 

Sau 2 năm thực hiện Chương trình 02, đến nay toàn thành phố đã có 19/19 huyện được phê duyệt đề án cấp huyện; 100% số xã phê duyệt quy hoạch và đề án XDNTM; có 236/401 xã cơ bản đạt 10 - 19 tiêu chí, trong đó có 12 xã đạt và cơ bản đạt 19/19 tiêu chí như Thụy Hương (Chương Mỹ), Song Phượng (Đan Phượng), Mai Đình (Sóc Sơn)…; 91 xã đạt và cơ bản đạt 14 - 18 tiêu chí; 133 xã đạt và cơ bản đạt 10 - 13 tiêu chí; 134 xã đạt 5 - 10 tiêu chí và còn 31 xã đạt dưới 5 tiêu chí.

Thực tế cho thấy, trên mảnh đất Thủ đô trăm nghề, bức tranh nhiều vùng nông thôn đã thực sự đổi mới, đó là những ngôi nhà khang trang đẹp đẽ, những con đường bê-tông trải dài, phẳng lỳ; rồi những trạm y tế, trường học, trụ sở xã đạt chuẩn Quốc gia… Sự thay đổi này rõ rệt, nhanh chóng đến nỗi ngay cả những người nông dân địa phương cũng thấy ngỡ ngàng, xen lẫn tự hào…

Bà Lê Thị Bền ở xã Thụy Hương tâm sự: “Gần một đời gắn bó với nghề nông, với cánh đồng và những thửa ruộng nhưng chưa bao giờ tôi thấy quê mình đổi thay mạnh mẽ, hừng hực khí thế thi đua như mấy năm nay. Sau khi thực hiện dồn điền đổi thửa thành công, người dân Thụy Hương đã tập trung sản xuất quy mô lớn, biết ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, liên kết tiêu thụ sản phẩm. Có thể nói, chương trình XDNTM đã làm người dân thay đổi từ suy nghĩ, nhận thức cho đến cách làm, đồng thời đó cũng là động lực để chúng tôi mạnh dạn mở rộng sản xuất, đầu tư làm ăn”. 

Trao đổi với phóng viên, ông Lê Thiết Cương, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội cho biết: “Đến nay, tỷ lệ đường giao thông nông thôn được bê-tông hóa của thành phố đã đạt 75% (bằng 86,2% kế hoạch); trạm y tế được kiên cố hóa đạt chuẩn quốc gia chiếm trên 97%; tỷ lệ dân số nông thôn được dùng nước hợp vệ sinh là 84%, trong đó, tỷ lệ dân số được dùng nước sạch đạt 34%; tỷ lệ thôn, xóm, cụm dân cư có nhà văn hóa - thể thao đạt 45% và 100% số cơ sở đạt tiêu chí giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội”. 

“Đặc biệt, thu nhập của người dân khu vực nông thôn đã tăng rõ rệt, năm 2012 đạt khoảng 21,36 triệu đồng/người; tỷ lệ lao động ngành nông nghiệp còn khoảng 48% lao động xã hội; lao động nông nghiệp qua đào tạo đạt 42,1% và thành phố đã giải quyết việc làm cho 135.800 người. Ngoài ra, thông qua việc tổ chức 106 phiên giao dịch việc làm, các DN, cơ sở sản xuất trên địa bàn đã tuyển dụng được 25.000 người. Đây là những kết quả vô cùng khích lệ, giúp quá trình XDNTM của thành phố ngày càng sớm tới đích”, ông Cương nhấn mạnh.

Một thành công nữa là, trong quá trình thực hiện Chương trình 02, nhiều huyện, thị xã đã chủ động tổ chức triển khai xây dựng và xác định nội dung trọng tâm đột phá như Đan Phượng, Hoài Đức chọn xây dựng giao thông thôn xóm, thủy lợi nội đồng; Sóc Sơn, Chương Mỹ, Phú Xuyên, Mỹ Đức, Thường Tín, Mê Linh tập trung vào công tác dồn điền đổi thửa để ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, cơ giới hóa… Trong đó, các xã điểm bước đầu đã rút ra những bài học kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện XDNTM, nhờ đó đã tạo nên bước chuyển biến tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội, tạo sự đồng thuận cao trong nhân dân…

Còn nhiều bất cập, hạn chế

Theo đánh giá, mặc dù đạt nhiều kết quả khả quan nhưng quá trình triển khai Chương trình 02 đã bộc lộ một số bất cập, hạn chế. Cụ thể là công tác tuyên truyền về Chương trình chưa đa dạng, còn hình thức, thiếu sáng tạo, khiến một bộ phận cán bộ và nhân dân chưa nhận thức đầy đủ về nội dung, phương pháp XDNTM. Các dự án trọng điểm phát triển nông nghiệp còn chậm, nguồn lực thực hiện XDNTM chủ yếu vẫn dựa vào ngân sách Nhà nước, việc huy động đóng góp của nhân dân và DN còn hạn chế.

Một số địa phương tập trung nhiều vào xây dựng cơ bản mà chưa chú trọng triển khai các giải pháp phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người nông dân, đẩy mạnh việc đảm bảo vệ sinh môi trường, xây dựng nếp sống văn hóa mới trong khu dân cư…

Theo ông Hoàng Thanh Vân, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội, có 5 nguyên nhân cơ bản dẫn tới tồn tại, hạn chế trên. Đó là cơ chế chính sách của Trung ương, nhất là các văn bản hướng dẫn của các bộ, ngành còn chậm, thiếu đồng bộ; chính sách hỗ trợ DN đầu tư vào khu vực nông thôn chưa hấp dẫn; một bộ phận cán bộ và nhân dân nhận thức chưa đầy đủ về chương trình XDNTM, vẫn còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự đầu tư của Nhà nước, chưa thấy hết được tầm quan trọng và trách nhiệm về sự làm chủ của người dân trong XDNTM. Ngoài ra, trình độ năng lực của một số cán bộ, nhất là cán bộ làm công tác quản lý cũng còn hạn chế, trong khi khối lượng công việc nhiều và khó nên chưa đáp ứng được yêu cầu; một số tiêu chí về giảm tỷ lệ hộ nghèo, nâng cao thu nhập cho nhân dân, cấp nước sạch và vệ sinh môi trường đòi hỏi phải có thời gian và có sự đầu tư đồng bộ thì mới hoàn thành được.

Tại buổi họp giao ban đánh giá kết quả thực hiện Chương trình 02-CTr/TU quý I, triển khai nhiệm vụ và giải pháp quý II/2013, Phó bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Công Soái nhấn mạnh: Thành phố đã có nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, XDNTM; Ban Chỉ đạo thành phố cũng đã đi thực tế tại các huyện để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho cơ sở. Tuy nhiên, kết quả triển khai chương trình ở các địa phương vẫn chưa thực sự đồng đều. 

Phó bí thư Thành ủy yêu cầu các địa phương trao đổi học tập tại các xã đã làm tốt để áp dụng vào địa phương mình. Tập trung tuyên truyền để người dân hiểu về nhiệm vụ dồn điền đổi thửa và cơ chế chính sách của thành phố về chủ trương này. Yêu cầu các địa phương tiếp tục thành lập các tổ công tác dồn điền đổi thửa, tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện ở cơ sở. Đối với những nơi đã hoàn thành nhiệm vụ này thì cần tiếp tục làm tốt công tác thủy lợi, giao thông nội đồng... nhằm giúp nông dân phát triển sản xuất thuận lợi, hiệu quả.

 

 

Hơn 1.000 tỷ đồng ủng hộ XDNTM


Theo Thường trực Ban chỉ đạo Chương trình 02 của Thành ủy về phát triển nông nghiệp, XDNTM, từng bước nâng cao đời sống người dân, tính đến hết tháng 3/2013, tổng kinh phí các DN, tổ chức đoàn thể và nhân dân đã đóng góp ủng hộ bằng các hình thức quy ra tiền được hơn 1.000 tỷ đồng. Trong đó, các DN ủng hộ 336 tỷ đồng, các tổ chức đoàn thể 168 tỷ đồng, xã hội hóa 76 tỷ đồng, nhân dân đóng góp 602 tỷ đồng…

Một số địa phương huy động được nhiều như Đông Anh (210 tỷ đồng), Thanh Trì (166 tỷ đồng), Sóc Sơn (104 tỷ đồng)…; các huyện huy động được ít là Chương Mỹ 1,6 tỷ đồng, Mỹ Đức 2,8 tỷ đồng, Ba Vì 4,4 tỷ đồng…

Nguyễn Mai

 

Thành Vinh (kinhtenongthon.com.vn)

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập224
  • Hôm nay30,050
  • Tháng hiện tại223,143
  • Tổng lượt truy cập92,600,807
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây