Học tập đạo đức HCM

Nam Định: Kinh nghiệm nuôi tôm hạn chế dịch bệnh tại vùng biển Giao Phong

Thứ tư - 03/04/2013 04:40
Nuôi tôm mang lại lợi nhuận rất cao nhưng rủi ro cũng rất lớn. Mặc dù ngành nông nghiệp đã cố gắng tìm hiểu nguyên nhân để kiểm soát dịch bệnh, nhưng vẫn không thể ngăn chặn được, đặc biệt là bệnh chết sớm (bệnh hoại tử gan tụy) ở tôm.

Đứng trước những khó khăn đó thì việc kết hợp khoa học và kinh nghiệm thực tiễn để phòng trừ dịch bệnh, giảm thiểu thiệt hại là việc làm cần thiết. Chúng tôi xin giới thiệu kinh nghiệm của một nông dân nuôi tôm thẻ chân trắng hạn chế dịch bệnh. Đó là ông Cao Văn Ba ở Hợp tác xã Nuôi trồng thủy sản I xã Giao Phong, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định.

 

Ông Nguyễn Văn Ba đã nuôi tôm trên 10 năm. Khi bắt đầu nuôi, tôm của ông cũng thường xuyên bị dịch bệnh, gia đình chịu thiệt hại lớn. Sau nhiều năm nghiên cứu từ nuôi mật độ thưa, tẩy dọn ao theo đúng quy trình kỹ thuật, chọn mua tôm ở cơ sở sản xuất có uy tín nhưng dịch bệnh vẫn không tránh khỏi. Ông đã đi tham quan một vài mô hình nuôi tôm thành công, cộng với kinh nghiệm thực tiễn, ông nhận định khu ao nuôi ở Giao Phong chủ yếu bị ô nhiễm chất đáy, khi đáy ao đã ô nhiễm không thể xử lý triệt để được. Ông quyết định đổ cát tối thiểu 30cm khắp đáy ao, kè bờ xung quanh bằng bê tông, xây bờ cao hơn mặt đường 0,5 m để hạn chế địch hại xâm nhập. Tôm giống được mua từ cơ sở có uy tín. Khi mới mua về ông nuôi trong ao ương với mật độ cao từ 2500 – 3000 con/m2. Sau một tháng ,ông san sang ao khác, mật độ từ 60 – 80 con/m2. Khi thu hoạch tôm xong, ông tiến hành rửa sạch cát ở đáy ao, phơi khô rồi nuôi tiếp. Với cách làm này, 2 năm qua, tôm của ông không bị dịch bệnh và phát triển rất tốt. Hiện, ông đang nuôi gần 10 ha và mỗi năm, ông thu được từ 5-7 tỷ đồng. Ông cũng khuyến cáo bà con xung quanh nên ứng dụng cách làm của ông để hạn chế dịch bệnh. Đây là kinh nghiệm hay cần được nghiên cứu áp dụng.

 

Kim Văn Tiêu - TTKNQG

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập136
  • Máy chủ tìm kiếm24
  • Khách viếng thăm112
  • Hôm nay17,822
  • Tháng hiện tại340,812
  • Tổng lượt truy cập85,247,848
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây