Phó giáo sư, Tiến sĩ Dương Nguyên Khang – Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và Chuyển giao công nghệ, Trường đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh thuyết trình về Bio-zeem |
Tiến sỹ Gustavo Cordero, Bác sĩ Thú y, Tiến sĩ chuyên ngành dinh dưỡng cho lợn từ AB Vista (Anh), phát biểu. |
Trong khuôn khổ hội nghị, các chuyên gia đã chia sẻ các nghiên cứu khoa học về lợi ích của cám mới bổ sung men tiêu hóa Bio-zeemTM giúp cải thiện hiệu quả chăn nuôi qua việc giảm thiểu lợn bệnh và tiết kiệm đến 6% lượng cám so với khi dùng cám thông thường. Vì vậy, Cám có Bio-zeemTM được đánh giá là bước đột phá mới trong lĩnh vực chăn nuôi, giúp người chăn nuôi có thể làm giàu từ nghề nuôi lợn.
Ông Tạ Văn Hùng, Phó Tổng giám đốc Proconco, trình bày tại Hội nghị. |
"Hiện nay, người chăn nuôi lợn đang đứng trước thách thức rất lớn về hiệu quả chăn nuôi thấp qua mô hình chăn nuôi nhỏ lẻ, trong khi chi phí đầu vào ngày càng tăng. Vì vậy, "hiệu quả cao – chi phí thấp" là mối quan tâm của người chăn nuôi. Một trong những nguyên nhân hàng đầu gây giảm năng suất chính là việc lợn dễ nhiễm bệnh, khiến người chăn nuôi luôn phập phồng lo sợ. Tuy nhiên, bên cạnh việc cảnh giác với các bệnh dịch lớn và thường xuyên áp dụng nhiều biện pháp như tiêm ngừa, vệ sinh chuồng trại, người chăn nuôi vẫn chưa chủ động phòng ngừa những bệnh thông thường trên lợn, nhất là các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa với các biểu hiện như ăn không tiêu, tiêu chảy, phân tanh... Các bệnh này thường tái đi tái lại nhiều lần trên cả đàn, khiến lợn chậm lớn, thời gian xuất chuồng kéo dài hơn, gây nhiều thiệt hại về kinh tế. Những đột phá gần đây trong lĩnh vực chăn nuôi lợn, cụ thể là những nghiên cứu về việc bổ sung hệ men tiêu hóa Bio-zeemTM trong thức ăn chăn nuôi, đã mang đến những tín hiệu lạc quan khi có thể giảm thiểu các bệnh tiêu hóa thường gặp, giúp người chăn nuôi chuyển từ tình thế bị động chữa bệnh cho lợn sang chủ động phòng bệnh, tăng cường sức khoẻ tiêu hóa và nâng cao miễn dịch cho lợn ngay từ những bữa ăn hằng ngày", một chuyên gia chia sẻ.
|
"Nghiên cứu cho thấy, đa số các tế bào miễn dịch của lợn đều nằm trong đường tiêu hóa. Vì vậy, hệ tiêu hóa khỏe mạnh chính là nền tảng vững chắc cho sức khỏe của lợn. Về cơ chế hoạt động của hệ men tiêu hóa Bio-zeemTM , thì 2 loại enzyme quan trọng đối với hệ tiêu hóa của heo là Phytase (phân giải Phytate) và Xylanase (phân giải NSP tức Polysac-haride không tinh bột hay còn gọi là chất xơ) được kết hợp với tỷ lệ thích hợp trong hệ men tiêu hoá Bio-zeemTM để mang lại hiệu quả tối ưu.
Cụ thể enzyme Phytase giúp phân nhỏ các chất khó tiêu, kích thích lợn ăn nhiều mau lớn, tăng cường hệ miễn dịch. Trong thức ăn chăn nuôi thông thường, những thành phần như cám gạo, bột đậu nành, … luôn chứa một lượng lớn Phytate - những chất kháng dinh dưỡng khó tiêu và có hại, làm thất thoát chất nội sinh, suy giảm miễn dịch, khiến heo chậm lớn. Nhờ enzyme Phytase có trong hệ men tiêu hoá Bio-zeemTM, các chất kháng dinh dưỡng này nhanh chóng bị ức chế và phân giải thành các chất đơn giản có kích thước đủ nhỏ giúp dễ hấp thu hơn, thức ăn được tiêu hoá dễ dàng và kích thích heo ăn nhiều hơn... Quá trình này đồng thời hỗ trợ giải phóng các dưỡng chất thiết yếu nhanh hơn, đặc biệt là các axit amin và các khoáng chất cần cho các tế bào của hệ miễn dịch vốn tập trung chủ yếu trong đường tiêu hóa.
Còn enzyme Xylanase thì giúp hệ tiêu hóa tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng và tăng cường hệ miễn dịch. Ngay cả khi lợn ăn nhiều, vẫn xảy ra tình trạng chậm lớn do thành ruột đã bị cản đường và bao bọc bởi chất xơ nên không hấp thụ được chất dinh dưỡng. Enzyme Xylanase có trong hệ men tiêu hoá Bio-zeemTM sẽ làm sạch và thông thoáng thành tế bào, đồng thời giảm độ nhớt trong ruột để hấp thụ chất dinh dưỡng một cách tối ưu. Ngoài ra, enzyme Xylanase còn sản xuất ra Pre-biotic là thức ăn cho lợi khuẩn, giúp chúng phát triển trong điều kiện thuận lợi hơn, nhờ đó hiệp lực cùng hệ miễn dịch để tăng cường sức đề kháng và bảo vệ heo khỏi những bệnh thông thường, đặc biệt là các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa", vẫn chuyên gia này chia sẻ.
Phát biểu tại hội nghị, Tiến sĩ Gustavo Cordero, Bác Sĩ Thú Y, chuyên ngành dinh dưỡng cho heo, AB Vista Anh Quốc cho biết: “Với sự kết hợp của Phytase và Xylanase theo tỷ lệ tối ưu, 2 loại enzyme thiết yếu đối với sức khỏe tiêu hóa của heo, hệ men tiêu hóa Bio-zeemTM giải quyết vấn đề căn cơ nhất của các bệnh thường gặp trên heo là hệ tiêu hóa yếu, thông qua việc nâng cao sức khỏe đường ruột qua đó tăng cường sức đề kháng cho heo”.
Còn theo PGS.TS. Dương Nguyên Khang – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển giao Khoa học Công nghệ (Trường ĐH Nông Lâm TP. HCM): “Kết quả thực nghiệm tại Trung tâm nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ Đại Học Nông Lâm TP.HCM trên đàn heo 56 con giai đoạn 20-50kg cho thấy: Heo sử dụng cám có bổ sung Bio-zeem cho kết quả tăng trọng nổi trội, bình quân 26kg/28 ngày và mức độ hao tổn thức ăn 1.34 kg thức ăn/kg tăng trọng. So sánh với cám không bổ sung Bio-zeem, lượng cám tiết kiệm lên đến 6%. Heo thích ăn và trông khoẻ mạnh hơn. Phân heo không loãng, không tanh”.
Ông Lee Meng Hong, Giám Đốc Khoa học Dinh Dưỡng, Công ty Masan Nutri Science – cổ đông lớn nhất tại ANCO và PROCONCO, cho biết: “Đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người chăn nuôi, ANCO và PROCONCO không ngừng nghiên cứu áp dụng những thành tựu khoa học công nghệ để mang đến những sản phẩm mới đột phá giúp tăng hiệu quả chăn nuôi trong điều kiện giá heo không ổn định giúp người chăn nuôi có thể tiết kiệm chi phí đầu vào như thức ăn, phí chăm sóc chữa bệnh cho heo. ANCO và PROCONCO mong muốn đồng hành cùng bà con trong hành trình làm giàu từ nghề chăn nuôi”.
PM
Theo baotintuc.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã