Học tập đạo đức HCM

Nghiên cứu về cơ chế phản ứng với hạn hán ở thực vật

Thứ tư - 01/07/2015 04:04
Các nhà sinh học Mỹ đã công bố một nghiên cứu mới về cách thức thực vật đối phó với hạn hán. Họ đã chỉ ra rằng các đột biến trong hai gien của loài cây Arabidopsis thaliana có thể kiềm chế sự phát triển của cây và phá vỡ cơ chế phòng vệ giúp bảo vệ cây chống lại điều kiện khô hạn như thế nào.

Nghiên cứu được công bố trên Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học số ra tháng 6. Nhóm nghiên cứu đã lai tạo được một biến thể của cây Arabidopsis có số đột biến gấp đôi nhằm khám phá vai trò của hai gien mà các đột biến có thể vô hiệu hóa chúng.

Các tác giả phát hiện ra rằng các đột biến làm giảm đáng kể sự phát triển của cây và phá vỡ các chức năng của các bộ phận ở cây trồng. Đột biến gấp đôi cũng cho thấy tính nhạy cảm lớn hơn nhiều với hạn hán, cây bị héo nhanh hơn và chết nhiều hơn so với thực vật có một hoặc không có gien khiếm khuyết.

Tác giả Heriberto Cerutti, giáo sư khoa học sinh học nói: “Về lâu dài, con người muốn lai tạo các giống cây trồng thích nghi tốt hơn với điều kiện môi trường đầy thách thức”.

Nhóm nghiên cứu của Cerutti xem xét những thay đổi bất lợi trong các đột biến gấp đôi và sự vắng mặt của các tương tác thường xảy ra trong các protein tế bào gọi là histones. Các nhà sinh học tin rằng histones đóng vai trò điều khiển khi quá trình mã hóa trong ADN được sao chép và thể hiện trong một sinh vật. Các nghiên cứu gần đây cũng đã gợi ý rằng những sửa đổi histone - bao gồm quá trình photphoryl, sự bổ sung một phân tử phốt- phát - có thể giúp tối ưu hóa phản ứng của thực vật với môi trường.

Cerutti và các đồng nghiệp của ông thấy rằng cây Arabidopsis thông thường sản sinh lượng histones phosphoryl cao hơn khi tiếp xúc với một đợt hạn hán. Tuy nhiên, quá trình photphoryl hóa này đòi hỏi một chất xúc tác để kết nối phốt-phát với các histone.

Các nhà nghiên cứu xác định rằng các đột biến gấp đôi thiếu hai chất xúc tác, dẫn đến việc giảm lượng protein histone phosphoryl và sự tăng trưởng và phản ứng bất thường với hạn hán của cây trồng.

Cerutti nói: “Nếu không có hai gien và hai chất xúc tác, cây trồng sẽ chịu thiệt hại nặng nề. Chúng tôi nghĩ rằng nghiên cứu này đóng vai trò quan trong đối với cây trồng trong bối cảnh biến đổi khí hậu”.

Nguồn: iasvn.org

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập162
  • Máy chủ tìm kiếm9
  • Khách viếng thăm153
  • Hôm nay42,347
  • Tháng hiện tại91,019
  • Tổng lượt truy cập88,769,353
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây