Học tập đạo đức HCM

Khuyến ngư thành công từ đa con

Thứ tư - 14/08/2013 21:45
Những năm trước, nói về nuôi trồng thủy sản, người ta thường nhắc tới các đối tượng nuôi chủ lực như tôm, cá..., với hình thức độc canh là chính. Mở hướng đi mới, công tác khuyến ngư tập trung phát triển mô hình nuôi đa con, đa canh.

 

Độc canh hiệu quả thấp

Mô hình khuyến ngư cũng đã thành công với nuôi trồng độc canh. Nhưng thời gian gần đây, đòi hỏi khắt khe của thị trường, rào cản thương mại, bất lợi thời tiết đã ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động sản xuất của người dân. Diện tích NTTS bị nhiễm bệnh tăng cao, chất lượng sản phẩm thấp, chi phí đầu vào tăng. Mô hình NTTS độc canh bộc lộ nhiều hạn chế: tồn dư hóa chất trong đất cao, vật nuôi dễ nhiễm bệnh, môi trường bị ô nhiễm, vật nuôi khó thích nghi sự thay đổi của thời tiết...

Để phát triển ổn định, hiệu quả, việc chuyển đổi phương thức canh tác, sản xuất là hết sức cần thiết. Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư (KN-KN) các tỉnh đã đẩy mạnh phát triển các mô hình theo hướng đa canh, đa con; tận dụng diện tích, thời vụ và chi phí sản xuất, tạo nguồn sản phẩm chất lượng, năng suất cao. Đây cũng là hướng đi mới, sẽ được nhân rộng trong những năm tiếp theo, như mô hình nuôi kết hợp tôm - cua, tôm - cá...

 

Hiệu quả từ hướng đi mới

Tại Cà Mau, trong khi chuyên canh tôm gây tồn lưu chất độc hại, khiến dịch bệnh hoành hành thì người dân đang nuôi xen canh tôm với nhiều loại cá, cua; từ cá rô phi đầu tư thấp đến trung bình là cá kèo, và đầu tư cao nhưng hiệu quả kinh tế khá cao là cá bớp, chẽm, bống mú, chim vây vàng. Những loại cá chất lượng cao, hiệu quả kinh tế không thua tôm sú, mỗi ha lời hàng trăm triệu đồng.

Mô hình đa canh, đa con được người dân áp dụng cho hiệu quả cao - Ảnh: Anh Vũ

Năm 2012, Trung tâm KN-KN Kiên Giang triển khai chương trình hỗ trợ 40% vốn và chuyển giao kỹ thuật NTTS cho các hộ nhận khoán đất rừng phòng hộ trong tỉnh, đã giúp nhiều hộ tại huyện An Biên thoát nghèo, vươn lên khá giả với mô hình nuôi sò huyết kết hợp nuôi tôm cua dưới tán rừng. Ông Nguyễn Văn Thanh, Bí thư Đảng ủy xã Nam Thái A, huyện An Biên cho biết: Trước đây người dân nuôi tôm sú bên ngoài rừng phòng hộ, cuộc sống bấp bênh; nhưng từ năm 2012, mô hình nuôi sò huyết kết hợp tôm cua dưới tán rừng phòng hộ đã mang lại hiệu quả tốt, người dân ven biển sẽ sớm thoát nghèo, vươn lên cuộc sống tốt hơn. Nuôi đa canh, đa con không chỉ nâng cao năng suất, hiệu quả kinh tế mà còn giảm chi phí sản xuất, hạn chế sử dụng hóa chất, tận dụng nguồn thức ăn dư thừa, không gây hại cho sức khỏe con người, không gây ô nhiễm môi trường, hạn chế dịch bệnh...

 

Đa dạng để bền vững

Nhiều địa phương đã tích cực chuyển đổi sản xuất theo hướng hiệu quả và bền vững. Như mô hình nuôi cá hệ VAC tại xã Chiềng Sinh và Nà Sáy, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên, do Trạm KN-KN huyện Tuần Giáo chủ trì, là cơ hội giúp người dân thay đổi cơ cấu vật nuôi, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Mô hình có tổng vốn đầu tư trực tiếp 100 triệu đồng, trên diện tích 0,8 ha, với sự tham gia của 16 hộ bản Ta Cơn (xã Chiềng Sinh). Lượng cá thả nuôi 16.000 con (trắm 8.000 con, rô phi đơn tính 5.000 con, mè 3.000 con).

Tham gia mô hình, các hộ được hỗ trợ 100% cá giống, thức ăn tinh (cám gạo, cám ngô), thuốc phòng chống bệnh cho cá. Trước khi áp dụng mô hình, Trạm KN-KN huyện cử cán bộ kỹ thuật bám cơ sở, hướng dẫn xử lý nguồn nước (vét cạn ao tù, khử khuẩn đáy ao bằng vôi bột, lắp đặt hệ thống ống cấp và thoát nước); đặc điểm sinh học từng loại cá nuôi, thức ăn và cách cho ăn, chăm sóc, quản lý, tỷ lệ thả ghép, cách phòng và trị một số bệnh thông thường; cách quản lý và chăm sóc ao nuôi, thu hoạch... Sau 5 tháng triển khai, tỷ lệ cá sống bình quân 75%, trọng lượng tăng 3,5 kg/con, sản lượng ước đạt 5,5 tấn, lợi nhuận 250 triệu đồng. Theo ông Trang Đức Dũng, Trạm trưởng KN-KN huyện, mô hình cho hiệu quả gấp 1,5 - 2 lần so cấy lúa 2 vụ và nuôi quảng canh, bán thâm canh. Nếu hộ nào nuôi gà, vịt, lợn (lấy phân làm thức ăn cho cá) và tận dụng được nguồn thức ăn từ sản phẩm phụ trong trồng trọt (lá sắn, lá chuối, lá rau già…) thì hiệu quả gấp 3 lần. Thả cá theo tỷ lệ của mô hình, đã tận dụng được tối đa các tầng nước và tận dụng triệt để nguồn thức ăn trong ao.

Hay như mô hình trang trại đa canh của gia đình ông Hoàng Thế Lộc (thôn Đống Long, xã Hòa Lâm, huyện Ứng Hòa, Hà Nội) là một minh chứng rõ cho chủ trương dồn điền đổi thửa để nông dân có thể sản xuất nông sản hàng hóa. Được sự giúp đỡ của Trung tâm Khuyến nông Hà Nội, ông Lộc triển khai mô hình nuôi cua và chạch đồng. Hiện nay, mô hình đã sang năm thứ 6, ông xuất bán trung bình 3 tạ cua giống/tháng, giá bán 130.000 đồng/kg; gần 2 tạ chạch, giá 150.000 đồng/kg. Thu nhập từ nuôi cua, chạch khoảng 200 triệu đồng/ha/năm, cao gấp nhiều lần so cấy lúa. Ông Lê Ngọc Điểm, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: Toàn xã có gần 200 ha nuôi thủy sản, chiếm trên 60% diện tích, cho thu nhập cao gấp 3 - 5 lần cấy lúa. Nhiều hộ dân nay chỉ canh tác trên 1 thửa ruộng mà phần lớn đã được cải tạo, đầu tư thành trang trại đa canh chăn nuôi thuỷ sản, lợn, gà, vịt..., giá trị kinh tế cao.

Hiệu quả dễ thấy từ các mô hình đa con này là người dân vùng chuyển đổi đã chuyển từ dùng hoá chất, thuốc kháng sinh sang chế phẩm sinh học cho hiệu quả cao, bền vững, đồng thời hạn chế ô nhiễm môi trường. Ngành NN&PTNT và các địa phương có vùng dự án chuyển đổi NTTS đều tổ chức tập huấn kỹ thuật, trao đổi, hội thảo, tham quan… nên trình độ các hộ nuôi được nâng lên.

>> TS Donald Lightner, Giáo sư Đại học Arizona (Mỹ) cho biết, nuôi đơn canh tôm nước mặn thường dẫn đến dịch bệnh trầm trọng kéo dài. Ông khuyến nghị đa canh tôm, cá, cua, các loài xương sống và rong biển; luân canh để cải thiện chất lượng nước ao, an toàn sinh học, chất lượng nước, sử dụng rừng nước mặn để lọc nước.

Nguyên Chi
Nguồn: thuysanvietnam.com.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập652
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại745,578
  • Tổng lượt truy cập93,123,242
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây