Học tập đạo đức HCM

Một số nghiên cứu nâng giá trị phế phẩm, phụ phẩm và chất thải

Thứ tư - 05/04/2017 06:17
Khoa học và Phát triển giới thiệu một số nghiên cứu nâng giá trị phế phẩm, phụ phẩm và chất thải.


* Đề tài “Nghiên cứu tính toán, thiết kế chế tạo dây chuyền công nghệ sử dụng trấu cung cấp năng lượng cho các tổ hợp xay xát thóc (lúa) công suất 6-10 tấn/giờ” do PGS-TS Bùi Trung Thành và các cộng sự tại Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển công nghệ máy công nghiệp, Đại học Công nghiệp TPHCM thực hiện.

 
Nhóm đã nghiên cứu thành công quy trình khí hóa liên tục từ trấu thải, cung cấp trấu và thải tro liên tục cho lò phản ứng; sử dụng nhiên liệu khí hóa, cung cấp nhiên liệu khí hóa sạch cho động cơ đốt trong - lựa chọn theo hướng sử dụng nhiên liệu khí hóa cho động cơ diesel dưới dạng nhiên liệu kép. Trấu được sử dụng làm nhiên liệu đốt dưới hình thức cung cấp nhiệt trong sấy lúa.
 
Công nghệ này tiêu thụ 250kg trấu/giờ, có thể cung cấp nhiên liệu liên tục đạt tiêu chuẩn cho động cơ nổ diesel công suất phát điện 150kW. Tỷ lệ thay thế dầu diesel trên 60%. Có thể cung cấp năng lượng cho máy sấy lúa với năng suất 7 tấn/mẻ. Năng lượng điện tạo ra có thể đủ cung cấp cho nhà máy xay xát lúa (bóc vỏ) năng suất 6-7 tấn/giờ. Sản phẩm của đề tài đang được Xí nghiệp xay xát và chế biến lương thực số 1, Công ty lương thực Tiền Giang quản lý và sử dụng.
 
* Đề tài: “Nghiên cứu công nghệ sản xuất gamma oryzanol từ cám gạo làm nguyên liệu cho sản xuất dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm bổ sung chống lão hoá cho phụ nữ” do tác giả Nguyễn Đức Tiến cùng các cộng sự tại Viện Cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch thực hiện.
 
Nhóm đã xây dựng được quy trình công nghệ sản xuất chế phẩm gamma oryzanol từ cám gạo, thực hiện qua 12 bước, gồm: Chọn cám gạo nguyên liệu; xử lý nguyên liệu; trích ly; xàphòng hoá; sấy xàphòng; trích ly xàphòng; thu dịch trích ly; tách sáp; thu dịch lọc, cô; kết tinh gamma oryzanol; lọc thu gamma oryzanol kết tinh; sấy bột gamma oryzanol tinh thể.
 
Với quy trình này, 120kg cám gạo nguyên liệu có thể cho ra 568gr chế phẩm gamma oryzanol có độ tinh khiết đạt 68,5% và 5,8kg phôi xàphòng làm nguyên liệu chế biến xàphòng. Công nghệ này cũng có thể chế biến cám gạo thành xàphòng thảo mộc, viên thực phẩm gamma oryzanol, kem dưỡng da, kem dưỡng tóc...
 
* Dự án: “Nghiên cứu công nghệ tái chế bùn thải để sản xuất công nghiệp và cải tạo đất nông nghiệp” do tác giả Nguyễn Thị Phương Loan - Trung tâm Công nghệ và Quản lý môi trường (Centema) cùng các cộng sự tại Đại học Văn Lang (TPHCM) - nghiên cứu.
 
Nhóm đã dùng phương pháp thủy lực và cơ học để tách các chất hữu cơ, vô cơ (cát) trong bùn thải và thu được 9 loại cát có kích cỡ khác nhau. Cát thu được dùng để sản xuất gạch block và vật liệu san lấp. Phần bùn chứa hàm lượng hữu cơ cao sẽ được ép thành bánh làm chất bón cho cây, nước thu được dùng tưới cây... Riêng các kim loại nặng sẽ được dùng vào việc sản xuất bột màu làm gạch.
 
Sản phẩm gạch sản xuất bằng các chất thu được từ bùn thải rẻ hơn bình thường khoảng 5-10%. Các đơn vị tham gia xử lý môi trường còn thu được một khoản kinh phí lớn từ việc bán bùn vô cơ làm chất bón. Các doanh nghiệp sẽ giảm được 50-60% chi phí xử lý bùn thải - tức từ 4-5 triệu đồng/tấn xuống còn khoảng 2 triệu đồng/tấn.
 
* Đề tài “Nghiên cứu, sản xuất ván dăm từ trấu và vụn chỉ xơ dừa” do TS Lâm Trần Vũ cùng các cộng sự tại Phân viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch (TPHCM) thực hiện. Nhóm đã nghiên cứu tổng thể công nghệ sản xuất nguyên liệu trấu và xơ dừa từ quá trình xử lý nguyên liệu, chọn keo và tỷ lệ keo, tỷ lệ phối trộn, chế độ ép nhiệt đến trang trí bề mặt sản phẩm...
 
Công nghệ này được đưa vào sản xuất thử nghiệm đợt đầu với trên 300 tấm chuẩn khổ 1,22x2,44m, được kiểm định tại Trung tâm Kỹ thuật 3, cho kết quả đạt và vượt tiêu chuẩn TCN04-1999 như độ ứng suất uốn tĩnh đạt 20,4Mpa, độ dãn nở ngâm nước 7,42% (tiêu chuẩn 8%), lực bám đinh vít 1,04kN (tiêu chuẩn 1,0kN).
 
* Đề tài: “Nghiên cứu công nghệ sản xuất thép và vật liệu xây dựng không nung từ nguồn thải bùn đỏ trong quá trình sản xuất alumin tại Tây Nguyên” do TS Vũ Đức Lợi - Viện Hóa học, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam - thực hiện.
 
Đề tài đã xây dựng được quy trình công nghệ sản xuất thép và vật liệu xây dựng không nung từ bùn đỏ phù hợp với điều kiện Việt Nam dựa trên việc nghiên cứu các thành phần và tính chất bùn đỏ trong quá trình sản xuất alumin tại Nhà máy alumin Lâm Đồng. Bùn đỏ là chất thải có tính kiềm cao.
 
Theo công ước Basel và quy chuẩn Việt Nam (QCVN) 07:2009/BTNMT thì bùn đỏ được phân loại là chất thải nguy hại, hàm lượng thành phần sắt cao. Hàm lượng Fe2O3 trong tất cả các mẫu bùn đỏ thuộc nghiên cứu này đều trên 50%, do vậy có thể định hướng sử dụng bùn đỏ để làm tinh quặng sắt, gang và thép.
 
* Đề tài: “Nghiên cứu sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ bùn thải Nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng bằng mô hình đống ủ thông khí cưỡng bức có phối trộn vật liệu hữu cơ” do ThS Lê Thanh Sơn - Công ty TNHH MTV thoát nước đô thị TPHCM - làm chủ nhiệm.
 
Nhóm đã nghiên cứu thành phần, tính chất của bùn thải Nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng và các vật liệu phối trộn là rác hữu cơ từ chợ đầu mối, mụn dừa, trấu; tỷ lệ phối trộn thích hợp giữa bùn và các vật liệu phối trộn; quá trình ổn định (composting) của bùn thải Nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng với 3 vật liệu phối trộn kể trên. Nhóm nghiên cứu cũng khảo sát sự biến thiên của các thông số cơ bản như nhiệt độ, độ ẩm, pH, vi sinh, độ xốp... và đã xây dựng thành công quy trình công nghệ sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ bùn thải Nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng.
 
* Đề tài: “Nghiên cứu sản xuất các loại phân hữu cơ từ nguồn nguyên liệu chất thải hầm cầu sau xử lý phục vụ nông nghiệp” do TS Nguyễn Đăng Nghĩa - Trung tâm Nghiên cứu đất - phân bón và môi trường phía nam - làm chủ nhiệm.
 
Đề tài đã khảo sát, đánh giá và hoàn thiện quy trình xử lý chất thải hầm cầu; nghiên cứu quy trình phối trộn và sản xuất 4 loại phân hữu cơ từ nguyên liệu chất thải hầm cầu sau xử lý; xây dựng quy trình kỹ thuật sản xuất 4 loại phân bón HB-01, HB-02, HB-03 và HB-04 và hướng dẫn sử dụng các loại phân HB-01, HB-02, HB-03 và HB-04 trên cây lúa, cây hoa, cây thanh long.
 
* Đề tài: “Nghiên cứu đề xuất công nghệ xử lý, tận dụng bùn thải và nước tách bùn từ các nhà máy cấp nước của TPHCM” do GS-TS Lâm Minh Triết và thạc sỹ Nguyễn Ngọc Thiệp - Viện Nước và Công nghệ môi trường - thực hiện.
 
Nhóm đã tiến hành nghiên cứu thực nghiệm xác định số lượng, chất lượng phần nước tách bùn và với số lượng lớn, chất lượng tốt, có thể tái sử dụng làm nguồn nước thô bổ sung cho nhà máy nước; nghiên cứu số lượng và thành bùn trong hỗn hợp nước - bùn. Nhóm cũng nghiên cứu thực nghiệm ứng dụng bùn làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng như gạch xây dựng, chậu gốm...
 
Sản phẩm có chất lượng (độ nén và tính thấm) tương đương vật liệu xây dựng thông thường, nhưng do tỷ lệ pha trộn thấp nên bùn mang tính chất đệm nhiều hơn.
Theo Hải Minh/khoahocphattrien.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập242
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm238
  • Hôm nay21,327
  • Tháng hiện tại199,894
  • Tổng lượt truy cập90,263,287
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây