Học tập đạo đức HCM

Ngăn chặn cúm gia cầm, hướng tới chăn nuôi bền vững

Thứ hai - 10/04/2017 04:15
Vừa qua, tại Bắc Giang, Hiệp hội Chăn nuôi Gia cầm Việt Nam phối hợp với Cục Chăn nuôi, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tổ chức hội thảo...

 

Vừa qua, tại Bắc Giang, Hiệp hội Chăn nuôi Gia cầm Việt Nam phối hợp với Cục Chăn nuôi, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tổ chức hội thảo “Tăng cường phòng, chống cúm gia cầm và các giải pháp phát triển chăn nuôi gia cầm bền vững”.

07-55-31_1
Một trang trại chăn nuôi an toàn sinh học ở Bắc Giang

Ông Hoàng Thanh Vân, Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho biết, kết thúc quý 1/2017 tổng đàn gia cầm vẫn tiếp tục tăng trưởng khoảng 4%. Như vậy, sau 12 năm liên tục đàn gia cầm Việt Nam luôn giữ được đà tăng trưởng ổn định và là mũi nhọn của ngành chăn nuôi. Để duy trì đà tăng trưởng đó thì nhiệm vụ đầu tiên của ngành chăn nuôi hiện nay là phải kiểm soát, ngăn chặn sự xuất hiện, lây lan của các chủng dịch cúm trên gia cầm.

Cũng theo ông Vân, từ đầu năm đến nay trên cả nước có 14 điểm cúm gia cầm. Bộ NN-PTNT đã có chỉ đạo cụ thể khoanh vùng khu vực, thống kê số lượng gia cầm bị nhiễm. Nhờ vậy công tác tiêu huỷ, khử trùng các ổ dịch diễn ra hết sức nhanh chóng, hiệu quả, giúp bà con yên tâm sản xuất.

Mục tiêu chung phát triển chăn nuôi gia cầm giai đoạn 2017-2025: Bên cạnh việc đảm bảo an toàn dịch bệnh và vệ sinh an toàn thực phẩm cần tập trung chọn lọc nhân thuần nâng cao năng suất một số giống gia cầm nhập nội. Qua đó chủ động trong việc cung ứng gia cầm giống ra thị trường nội địa, kiểm soát số lượng gia cầm nhập khẩu. Khuyến khích việc hình thành các cơ sở sản xuất, chăn nuôi tập trung gắn với các quy trình kỹ thuật chung, đảm bảo chất lượng đồng đều...

TS Hạ Thúy Hạnh, PGĐ Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cho biết, trong 6 năm (2011 – 2016), trung tâm đã triển khai và quản lý 6 dự án khuyến nông trong lĩnh vực chăn nuôi gia cầm với quy mô trên 1 triệu con, với 9.739 hộ tham gia. Các dự án đã triển khai tập huấn kỹ thuật cho hơn 8.000 lượt người trong và ngoài mô hình, đồng thời tổ chức cho 6.470 tham gia nhân rộng mô hình.

Đề xuất giải pháp để phát triển chăn nuôi bền vững, bà Hạnh cho rằng: “Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ để người chăn nuôi từng bước chuyển dần từ chăn nuôi phân tán nhỏ lẻ sang chăn nuôi tập trung theo quy hoạch, sản xuất hàng hóa và có kiểm soát. Đồng thời hướng dẫn chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học và theo hướng VietGAP. Bên cạnh đó, các địa phương cần có các chính sách khuyến khích doanh nghiệp tham gia khâu giết mổ, chế biến và bao tiêu sản phẩm gia cầm thì người chăn nuôi mới có thể yên tâm sản xuất...”.

Ông Ken Inui, chuyên gia của Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc (FAO) đưa ra số liệu của Bộ Nông nghiệp Trung Quốc: trong tháng 12/2016 đã phát hiện vi rút A/H7N9 ở các đàn gia cầm nuôi tại các tỉnh An Huy, Quảng Đông và Chiết Giang. Tỷ lệ dương tính với cúm A/H7N9 của các mẫu môi trường được lấy tại các chợ buôn bán gia cầm sống ở tỉnh Quảng Đông là 9,4% và tại tỉnh Giang Tô là 15,8%. Do tiếp giáp với Trung Quốc, Việt Nam là khu vực hết sức nhạy cảm với dịch cúm gia cầm và cần sự quan tâm đặc biệt từ các tổ chức trong nước và quốc tế trong việc kiểm soát và ngăn chặn sự bùng phát của dịch.

"Theo thống kê trong những tháng đầu năm 2017, chỉ một vài khu vực tại Việt Nam xuất hiện dịch cúm gia cầm và với số lượng gia cầm bị lây nhiễm không đáng kể. Hơn nữa cúm A/H7N9 được xác định chưa xuất hiện tại Việt Nam. Cho đến nay, Việt Nam được đánh giá là quốc gia thành công trong công tác kiểm soát và ngăn chặn dịch cúm gia cầm", ông Ken nhấn mạnh.

Theo Trần Long/nongnghiep.vn


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập349
  • Máy chủ tìm kiếm14
  • Khách viếng thăm335
  • Hôm nay31,761
  • Tháng hiện tại233,597
  • Tổng lượt truy cập85,140,633
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây