Học tập đạo đức HCM

Nam Phi: Hiệu quả với công nghệ Abalobi

Thứ tư - 22/02/2017 09:39
Dũng cảm đương đầu với biển động gầm gào suốt 4 ngày một tuần, ngư phủ David Shoshola chia sẻ rằng may mà nhờ có ứng dụng điện thoại di động đã giúp ông trút bớt âu lo về hiểm nguy khi không thể kiếm đủ cái ăn cho gia đình mình.

Công nghệ Abalobi được chạy thử nghiệm bởi Đại học Cape Town, bằng việc sử dụng công nghệ định vị GPS để cho những ngư dân như ông Shoshola có thể ghi lại chính xác nơi sẽ có mẻ cá lớn trong tương lai. Và giờ đây, người ngư phủ có thể bán cá thông qua ứng dụng Abalobi trước khi ông quay vào bờ, dễ dàng tìm ra mức giá bán cá tốt nhất.

Bảo vệ nguồn lợi thủy sản

Chuyên gia về đánh bắt cá người Anh, ông Matt Hayes, lo lắng cho biết, vấn đề trong việc đánh bắt cá là nhiều kẻ bất lương đã sử dụng các ứng dụng kỹ thuật số để theo dõi đàn cá và thổi bay chúng càng nhanh càng tốt. Đồng thời lo ngại rằng những ngư dân đánh bắt cá theo quy mô nhỏ như David Shoshola có thể đối mặt với nguy cơ thất nghiệp vào một ngày nào đó. Ông Matt Hayes phân tích: “Họ không muốn làm cạn kiệt nguồn sinh kế của ai đó, nhưng với công nghệ hiện đại thì cũng đồng nghĩa đàn cá khó có thể tồn tại. Tôi vật lộn rất nhiều về đề tài này. Nó làm tôi căng óc suy nghĩ”. Tuy vậy, TS Clive Trueman, PGS về sinh thái học hải dương tại Trung tâm Hải dương học quốc gia Anh (NOC), đang có cái nhìn tích cực hơn về những ứng dụng như Abalobi.

Ông Trueman nói: “Suốt nhiều thế kỷ qua, cánh ngư dân đã lưu lại kinh nghiệm về những nơi có sự tồn tại của các đàn cá, một dạng kinh nghiệm truyền miệng. Một số ứng dụng này sẽ rất hiệu quả cho các nhà khoa học và nhà quản lý để cùng làm việc với đàn cá, nơi nào chúng thực sự sẽ di chuyển”. Còn ông Serge Raemaekers, một nhà nghiên cứu nghề cá tại Công ty Abalobi, khẳng định: “Chúng ta có thể dùng ứng dụng để bắt thêm nhiều cá, nhưng cũng đồng thời trực tiếp bảo vệ nguồn lợi thủy sản”, vị doanh nhân này nói rằng bảo vệ nguồn thủy sản là trung tâm của ứng dụng của Công ty. Bằng cách sử dụng công nghệ nền tảng đám mây của Google, dữ liệu được thu thập bởi các ngư dân sẽ được chia sẻ cho các sinh viên tại Đại học Cape Town - những người đang giám sát sự bền vững của các đàn cá Nam Phi. Các ngư dân cũng có thể dùng công nghệ Abalobi để giám sát các đàn cá, và tránh xa các khu vực mà họ nghĩ rằng dân số các đàn cá đang sụt giảm và cần phải tái sinh sôi.

Giám sát chặt chẽ tàu cá

Công nghệ Abalobi cũng dùng trên quy mô thế giới để bảo vệ các đàn cá. Tháng 9/2016, Google đã bắt tay với tổ chức bảo tồn biển cả mang tên là Oceana để phát động dự án Giám sát đánh cá toàn cầu (GFW), đây là một nền tảng tự do có chức năng dò theo vị trí các tàu đánh cá thương mại của thế giới. GFW làm được điều này bởi thực tế là có hơn 200.000 tàu cá liên tục truyền đi các thông số về vị trí, tốc độ di chuyển và hướng đi thông qua hệ thống nhận dạng tự động toàn cầu (AIS). Mặt khác, GFW cũng dùng các dịch vụ điện toán đám mây của Google, hiện đang có hơn 25.000 người đăng ký sử dụng, hoặc nhiều hơn nữa mà không cần phải đăng nhập trang web.

Bà Jackie Savitz, Phó Chủ tịch cao cấp của Oceana, nhấn mạnh: “Bất kỳ ai quan tâm đến một con tàu đánh cá và muốn biết vị trí nó ở đâu hôm nay, thì có thể tìm thấy rất nhiều nguồn để cung cấp thời gian thực tế, và nhìn thấy vị trí hiện diện của nó. Nhà chức trách sẽ tìm thấy các hoạt động khả nghi và lập tức hành động theo dõi con tàu đó. Những hoạt động khả nghi bao gồm tàu cá sẽ tắt hệ thống AIS hoặc cố tình không sử dụng nó. Chỉ có kẻ làm ăn gian dối mới nghĩ tới chuyện tắt AIS. Thiết bị có thể cho chúng ta thấy khi nào tàu cá tắt AIS và khi nào bật hoạt động trở lại”. GFW thật sự đã gặt hái một số câu chuyện thành công - bằng cách sử dụng dữ liệu của mình - một tàu cá bị bắt trong lúc đang đánh cá ở Khu bảo vệ đảo Phượng Hoàng (Trung Thái Bình Dương) và buộc phải nộp phạt số tiền 2 triệu USD cho nước Cộng hòa Kiribati, một trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới.

Thanh Hải
http://thuysanvietnam.com.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập298
  • Máy chủ tìm kiếm22
  • Khách viếng thăm276
  • Hôm nay31,761
  • Tháng hiện tại238,291
  • Tổng lượt truy cập85,145,327
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây