Học tập đạo đức HCM

Sản xuất lúa thông minh giảm chi phí, lợi nhuận cao

Chủ nhật - 26/02/2017 23:15
Vụ lúa trên nền đất nuôi tôm và vụ ĐX 2016 - 2017, một số nông dân ở Kiên Giang đã tham gia sản xuất lúa sạch theo quy trình thông minh, giúp giảm chi phí, mang lại lợi nhuận cao.

 

Ông Dương Văn Kiệt có 7ha đất sản xuất theo mô hình lúa - tôm ở ấp Cảng, xã Hòa Điền (huyện Kiên Lương), trong đó còn 3ha trồng lúa. Theo ông Kiệt, khu vực ấp Cảng đã được quy hoạch chuyên nuôi trồng thủy sản, nhưng do thích trồng lúa từ nhỏ nên ông vẫn duy trì làm lúa. Tuy nhiên, trong 3 vụ lúa gần đây thì chỉ có vụ này là thu hoạch khá, bán có lãi.

17-38-28_2-ts-nguyen-thi-tuyet-kiem-tr-mo-hinh-lu-tom-cu-ho-ong-duong-vn-kiet-o-x-ho-dien-1
TS Nguyễn Thị Tuyết kiểm tra mô hình lúa tôm của hộ ông Dương Văn Kiệt ở xã Hòa Điền

 

“Hai vụ trước tôi làm giống lúa thuần cao sản nhưng không hiệu quả. Nguyên nhân do đất bị nhiễm phèn, mặn nên chi phí khá cao, lúa thu hoạch năng suất thấp. Nghe bà con nói giống lúa CXT 30 chịu được phèn, mặn khá nên mua về làm thử. Mục đích gieo sạ để lấy gốc rạ nuôi tôm, chứ không kỳ vọng thu hoạch, ai ngờ làm chơi mà ăn thật”, ông Kiệt chia sẻ.

Do không hy vọng được thu hoạch, nên ông Kiệt chỉ mua giống về gieo sạ, sử dụng phân thông minh bón một lần duy nhất vào đầu vụ, không sử dụng phân, thuốc hóa học, tổng chi phí chỉ 10 triệu đồng cho 3ha. Đến khi lúa trổ, thấy hiệu quả mới tập trung chăm sóc.

Ông Kiệt cho biết: “Giống lúa này phát triển rất mạnh, không bị rầy, kháng bệnh tốt, dù không được chăm sóc kỹ nhưng vẫn cho thu hoạch, năng suất 4 tấn/ha. Nếu chăm sóc tốt, năng suất sẽ cao hơn”.

Theo ông Kiệt, làm theo mô hình lúa - tôm, nếu không giữ được vụ lúa thì vụ tôm cũng không hiệu quả, dịch bệnh nhiều. Vì vậy, dù sản xuất khó khăn ông Kiệt vẫn làm lúa.

Còn anh Nguyễn Tuấn Dũng ở ấp Vàm Biển, xã Lình Huỳnh (huyện Hòn Đất) vụ ĐX 2016 - 2017 làm tới 16ha lúa CXT 30 theo quy trình thông minh. Thông qua người anh Việt kiều ở Mỹ, xem trên mạng Internet thấy giống lúa này dễ canh tác, hiệu quả cao, đã liên hệ mua giống cho làm thử. Còn quy trình canh tác do Cty CP Công - Nông nghiệp sạch Việt Nam (VINA CNNS.,JSC) hướng dẫn. Mặc dù là vụ đầu tiên làm giống lúa CXT 30 nhưng anh đã mạnh dạn canh tác toàn bộ diện tích đất nhà.

17-38-28_1-ts-nguyen-thi-tuyet-thm-ruong-lu-cxt-30-cnh-tc-theo-quy-trinh-thong-minh-cu-ho-nh-nguyen-tun-dung-o-x-linh-huynh
TS Nguyễn Thị Tuyết thăm ruộng lúa CXT 30 canh tác theo quy trình thông minh của hộ anh Nguyễn Tuấn Dũng ở xã Lình Huỳnh
 

Theo anh Dũng, quy trình sản xuất lúa sạch làm theo kiểu “nặng đầu, nhẹ cuối”, tức là tập trung toàn bộ vào đầu vụ nên nông dân canh tác khá nhàn. Giống lúa CXT 30 phát triển mạnh nên sử dụng lượng giống rất ít.

Trong 16ha, có 2ha được anh cấy từ mạ nhỏ, còn lại sạ hàng, lượng giống chỉ 4 - 6kg/công, so với lúa thường tới 20kg/công. Giống lúa này đẻ nhánh rất khỏe, tới 30 chồi/bụi, gấp 2 - 3 lần so với lúa thuần thông thường. Còn phân bón sử dụng loại nhả chậm hiệu Con Lười chuyên dùng cho lúa (Cty CP Phân bón Mùa Vàng), chỉ bón 1 lần duy nhất vào đầu vụ.

“Không chỉ giảm lượng lúa giống, mà còn giảm chi phí do không sử dụng phân và thuốc hóa học. Bình thường, 1 vụ lúa phải phun thuốc khoảng 7 lần (tiền công 100 ngàn đồng/công/lần), sạ phân 3 lần (15 ngàn/công). Làm theo quy trình này vừa khỏe người, vừa giảm chi phí, chỉ còn khoảng 1,2 triệu đồng/công, so với mức bình thường là 2 triệu đồng/công”, anh Dũng tính toán.

Kỹ sư Vũ Thanh Long, cán bộ Tổ Kinh tế Kỹ thuật xã Lình Huỳnh sau khi thăm đồng nhận xét: “Mặc dù chỉ bón phân một lần vào đầu vụ nhưng lúa phát triển rất tốt. Giống CXT 30 kháng sâu bệnh, dù suốt mùa vụ không phun thuốc hóa học nhưng không thấy dịch bệnh gây hại”.

TS Nguyễn Thị Tuyết, Giám đốc Cty CP Công - Nông nghiệp sạch Việt Nam, đồng thời là đồng tác giả với PGS.TS Tạ Minh Sơn nghiên cứu, chọn tạo giống lúa CXT 30, cho biết: “Giống lúa CXT 30 thích nghi với nhiều vùng sinh thái, đã được Bộ NN-PTNT cho sản xuất khu vực hóa ở các tỉnh Nam Trung bộ và Tây Nguyên. Giống lúa trên đã và đang được sản xuất khảo nghiệm tại ĐBSCL từ năm 2014 cho đến nay, kết quả thích nghi tốt, cho năng suất cao.

Đặc biệt, giống lúa này rất phù hợp cho sản xuất theo mô hình lúa - tôm, do chịu được phèn, mặn, kháng sâu bệnh nên không phải sử dụng thuốc hóa học”.

Theo Đ.T.Chánh/nongnghiep.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập438
  • Máy chủ tìm kiếm12
  • Khách viếng thăm426
  • Hôm nay30,921
  • Tháng hiện tại209,488
  • Tổng lượt truy cập90,272,881
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây