Học tập đạo đức HCM

Hệ thống nuôi tôm tuần hoàn tại Panama

Thứ sáu - 03/03/2017 10:49
(Thủy sản Việt Nam) - Để hạn chế dịch bệnh trên tôm nuôi, cư dân Panama và nhà khoa học triển khai giải pháp nuôi an toàn sinh học, hệ thống nuôi tôm tuần hoàn không thay nước và phương pháp này được áp dụng tại nhiều vùng nuôi tôm ở Trung Mỹ và trên khắp thế giới.

Để hạn chế dịch bệnh trên tôm nuôi, cư dân Panama và nhà khoa học triển khai giải pháp nuôi an toàn sinh học, hệ thống nuôi tôm tuần hoàn không thay nước và phương pháp này được áp dụng tại nhiều vùng nuôi tôm ở Trung Mỹ và trên khắp thế giới.

Dịch bệnh trên tôm nuôi gây thất thoát hàng tỷ USD trong vòng 10 năm qua. Tại Trung Mỹ, hầu hết trang trại nuôi tôm ở các nước Nicaragua, Honduras, Guatemala và Panama đã thất thoát hàng tỷ USD bởi bệnh do virus gây ra, đó là bệnh đốm trắng (Mancha Blanca) vào cuối những năm 1990.  Ở Panama, chính virus này giảm 90% sản lượng, thất thoát trên 100 triệu USD trong vòng 3 năm, theo Tiến sĩ Bill McGraw, Viện Khoa học môi trường và Nuôi trồng thủy sản, Boquete, Panama.

Dịch bệnh mới được biết đến gần đây là Hội chứng chết sớm "EMS" làm thiệt hại hàng tỷ USD mỗi năm ở các nước châu Á. EMS xảy ra trong vòng 30 ngày thả nuôi và có thể gây thiệt hại đến 70%. Sản lượng tôm Mexico giảm gần 20.000 tấn do dịch bệnh và gần đây diện tích nuôi giảm, sản lượng chỉ còn 80% so với trước. Trong năm 2013, EMS được dự đoán sẽ xâm nhập vào phía nam đến Trung Mỹ, chính bởi độc lực của vi khuẩn hiện diện trong môi trường có nhiễm virus. Sự kết hợp giữa vi khuẩn và virus là nguyên nhân gây ra EMS. Trong năm 2016, dịch bệnh EMS được xác định ở nước Nicaragua và Honduras. Theo báo cáo gần đây, EMS hay Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND) đã ảnh hưởng đến tất cả các trang trại nuôi tôm ở Belize.

Theo các chuyên gia, rất có khả năng dịch bệnh sẽ di chuyển tới Panama. Tuy nhiên, có một giải pháp khả thi và thu được lợi nhuận. Công nghệ nuôi mới được tạo ra bởi cư dân Panama và nhà khoa học, Tiến sĩ Bill McGraw cung cấp giải pháp nuôi an toàn sinh học, hệ thống nuôi tôm tuần hoàn không thay nước nên tỷ lệ nhiễm bệnh giảm xuống còn 0% và phương pháp này được áp dụng tại nhiều vùng nuôi tôm ở Trung Mỹ và trên khắp thế giới.

Chi phí đầu tư nghiên cứu hơn 20 triệu USD trong vòng 25 năm ở Mỹ và các quốc gia khác, Quỹ Bền vững nguồn tài nguyên thế giới, có trụ sở tại Texas, Mỹ. Hệ thống được chứng minh là rất có hiệu quả về kinh tế, vận hành tốt và quan trọng nhất là không xảy ra bệnh trong vòng 4 năm ở tỉnh Chiriqui, Panama và 3 năm ở các nước khác.

Không có thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu và tất cả các loài thực vật và động vật không biến đổi gen và hữu cơ được tạo ra. Không giống như hầu hết tôm được nuôi trên toàn thế giới, không sử dụng thuốc kháng sinh và hóa chất trong quá trình chế biến tôm. Và không giống như bất kỳ tôm nuôi tại Mỹ và Panama, tôm được thu hoạch mỗi năm 1 lần (365 ngày) trong nhà kính. Hệ thống sử dụng ao lót bạt và tái chế chất thải từ tôm nuôi; trong hệ thống tuần hoàn có kết hợp cá và chu trình nuôi hoàn toàn khép kín. Trang trại bao gồm các module thương mại với diện tích 40 ha có thể sản xuất ra nhiều tôm như hiện nay ở Panama và cung cấp trên 1.000 công ăn việc làm ở tỉnh Chiriqui.

Phương pháp canh tác mới không có bất kỳ tác động đến môi trường, vì không xả bỏ bất kỳ chất nước giàu dinh dưỡng từ ao tôm. Hệ thống này hoàn toàn an toàn sinh học, vì không có sự trao đổi nước mới và thay nước nên dịch bệnh không có cơ hội xâm nhập.

Nghĩa Dương 
Theo Thefishsite
http://thuysanvietnam.com.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập149
  • Máy chủ tìm kiếm9
  • Khách viếng thăm140
  • Hôm nay52,146
  • Tháng hiện tại245,831
  • Tổng lượt truy cập87,600,901
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây