Học tập đạo đức HCM

Phát hiện mới về bột côn trùng nuôi tôm

Thứ bảy - 25/02/2017 08:31
Mới đây, một nghiên cứu về dinh dưỡng thực hiện trên tôm thẻ chân trắng đã cho thấy bột côn trùng có khả năng thúc đẩy tăng trưởng, làm giảm tỷ lệ chuyển hóa thức ăn và tăng cơ chế đề kháng chống lại dịch bệnh EMS trên tôm.

Thử nghiệm bột côn trùng trên đối tượng tôm thẻ chân trắng được một công ty chuyên về dinh dưỡng Ynsect có trụ sở chính tại Pháp thực hiện cùng sự hợp tác với Đại học Kasetsart tại Bangkok, Thái Lan. Chế độ dinh dưỡng đối chứng gồm 25% bột cá (FM) và tổng số 5 chế độ ăn khác nhau với tỷ lệ bổ sung bột côn trùng tăng dần để thay thế bột cá với hàm lượng dinh dưỡng đạt chuẩn quốc tế.

Trọng lượng tăng trên 33%

Trong thử nghiệm đánh giá chất lượng vị giữa các chế độ dinh dưỡng không phát hiện sự khác nhau đáng kể nào. Chế độ dinh dưỡng T5 (100% bột cá được thay thế bằng bột côn trùng đã cho thấy trọng lượng vật nuôi tăng lên 21% và trọng lượng cuối tăng lên 12,4% sau 8 tuần nuôi thử nghiệm). Tuy nhiên, kết quả tốt nhất lại được tìm thấy ở chế độ dinh dưỡng bổ sung 10,3% bột côn trùng (tức là chỉ thay thế 50% bột cá): trọng lượng tăng 33,7% và trọng lượng cuối cùng tăng 24% sau 8 tuần nuôi thử nghiệm. Tỷ số chuyển hóa thức ăn (FCR) đã giảm đáng kể trên 25%. Hệ số tiêu hóa proteins và lipids là trên 97,4%.

Tăng cơ chế đề kháng

Nhóm nghiên cứu cũng thực hiện một thí nghiệm trên tôm nhiễm dịch bệnh phổ biến trong nuôi trồng thủy sản (Vibrio parahemolyticus), hay còn gọi là dịch bệnh tôm chết sớm (EMS). Sau 10 ngày, chế độ ăn thay thế 50% bột cá bằng bột côn trùng giúp vật nuôi đạt tỷ lệ sống 90%, trong khi ở chế độ ăn đối chứng thì tỷ lệ này chỉ đạt 56,7%. Kết quả này là nhờ vào tác dụng kìm hãm sự phát triển vi khuẩn của bột côn trùng và sự tăng ổn định của hoạt tính phenol oxidase (trên +400% trong cữ ăn thay thế 100% bột cá bằng bột côn trùng). Khi tôm không đạt được hệ thống miễn dịch thì đặc tính kích thích miễn dịch của bột côn trùng là nhân tố hứa hẹn tạo ra sự tăng cường cơ chế đề kháng trên đối tượng nuôi này.

Công ty Ynsect cũng áp dụng nuôi thử nghiệm bằng chế độ dinh dưỡng mới với các đối tượng vật nuôi khác như cá hồi Atlantic, cá seabass châu Âu, cá tráp đỏ và một số loại gia súc gia cầm. Kết quả đều cho thấy chế độ dinh dưỡng mới có tác dụng giúp vật nuôi tăng trưởng tốt, và tăng cường sức đề kháng.

Theo Tạp chí Thủy sản Việt Nam

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập683
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại779,495
  • Tổng lượt truy cập93,157,159
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây